Chọn nghề nào trong lĩnh vực Công nghệ thông tin

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) không còn là một ngành mới mẻ, nhưng những sản phẩm CNTT luôn luôn mới và làm thay đổi cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng.

Trước đây các sản phẩm của Microsoft làm cho máy tính trở nên phổ biến hơn rất nhiều, nó cũng giúp Microsoft  trở thành một công ty khổng lồ, và gần như không có đối thủ trong ngành phần mềm. Thời đại internet nổi lên với sự xuất hiện của Google – sản phẩm tìm kiếm nổi tiếng. Facebook cũng làm con người thay đổi cách giao tiếp hàng ngày và Apple làm thay đổi định nghĩa về điện thoại.

Bạn nghĩ rằng những điều đó chỉ xảy ra ở các nước phát triển và bạn không đủ khả năng tạo ra những điều mới mẻ đó? Đó là một quan niệm sai lầm có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội tham gia vào một trong những ngành năng động nhất.

Sau đây là những nghề rất được quan tâm trong lĩnh vực nóng bỏng này 

TT Công việc Mô tả khái quát Yêu cầu/ Kỹ năng cần có
1 Lập trình viên Là những người “viết” nên các chương trình, phần mềm ứng dụng cho việc điều khiển các hệ thống máy móc cơ khí, xử lí các dữ liệu… như hệ thống điều khiển máy hàn, máy tiện, điều khiển camera, các phần mềm xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh… Bạn cần có những kĩ năng về các kĩ thuật Activex X, C#, Visual Basic, .Net hay Java… Thêm vào đó, bạn cũng cần phải có khả năng giải quyết và phân tích vấn đề, khả năng giao tiếp, làm việc theo nhóm cũng như làm việc độc lập.
2 Thiết kế web Công việc của chuyên viên thiết kế web là thiết kế website sao cho thân thiện, dễ dàng sử dụng, nhìn bắt mắt với các nút bấm, các banner, màu sắc các liên kết, độ đậm, nhạt của kiểu chữ… Được đào tạo chương trình thiết kế, có năng khiếu mỹ thuật, có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa như Photoshop, Corel Draw, Flash, Dreamwave,… và có thêm kiến thức về lập trình web.
3 Phát triển web Tập hợp các yêu cầu kinh doanh, phát triển các chi tiết kĩ thuật cho các phần mềm ứng dụng cho web và giúp đỡ các chuyên gia quản lý trang web về kĩ thuật. Nắm rõ về Internet, các chương trình ứng dụng cho web cũng như chiến lược kinh doanh thương mại điện tử. Các kĩ năng về .Net, C#, Java cũng sẽ được đề cao.
4 Tester Là những người chuyên thử nghiệm, kiểm tra để tìm ra lỗi của các ứng dụng, phần mềm do các lập trình viên “viết” ra. Đây là một vị trí rất quan trọng trong một dự án viết ứng dụng, phần mềm bởi lẽ họ sẽ hoàn thiện các ứng dụng đó. Để làm được công việc này, bạn cũng cần phải được đào tạo bài bản trong các trường đại học và nắm chắc các kỹ thuật như một lập trình viên. Công việc khá nhẹ nhàng và phù hợp với nữ giới.
5 Xây dựng và Quản lý dữ liệu Thiết kế các chương trình ứng dụng ví dụ giao diện sử dụng, giao dịch giữa khách/chủ trong toàn mạng và các bộ phần cấu thành hệ thống. Bạn cần cung cấp thông số kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra việc mã hoá. Cần có kiến thức về kĩ thuật, lên kế hoạch, điều phối và khả năng giao tiếp. Những kiến thức về DB2, các sản phẩm dữ liệu Orracle, XML, C+++ sẽ gây ấn tượng đến các nhà tuyển dụng.
6 Quản lý dự án Quản lý toàn bộ việc điều phối các dự án phát triển phần mềm ứng dựng công nghệ thông tin, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc cũng đòi hỏi lập mục tiêu dự án, các vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên kế hoạch cũng như đàm phán với những người giữ tiền đặt cọc dự án. Yêu cầu tối thiểu bạn cần phải có là bằng cử nhân về lĩnh vực công nghệ thông tin, bằng quản lý kinh doanh, kiến thức cơ bản về các chương trình ứng dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có kinh nghiệm trong việc quản lý dự án, sự giao tiếp đối với các thành viên trong đội nhóm…
7 Quản trị mạng Công việc của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng là thiết kế, vận hành và theo dõi sát xao các hệ thống mạng an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker (tin tặc) hiệu quả. Thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công… Một chuyên viên an ninh mạng giỏi nghề thường lên kế hoạch bất ngờ tạo độ an toàn vững chắc nhằm ngăn chặn, phát hiện sự xâm nhập trái phép. Điều này đòi hỏi tư duy nhanh nhạy và sáng tạo rất cao.
8 Phát triển game (GD) GD không chỉ là vẽ đồ họa 2D, 3D mà còn làm quản lý dự án, phát triển ý tưởng, thiết kế kịch bản trò chơi, màn chơi, lập trình và người chuyên chơi để tìm lỗi của game. Bởi vậy, đây là một công việc rất giàu tính sáng tạo chứ không hề khô cứng như nhiều người lầm tưởng về những nghề liên quan đến máy móc. Đối với những GD chuyên thiết kế hình ảnh thì tư duy mỹ thuật là một điều rất quan trọng bởi lẽ hình ảnh của game đẹp hay xấu là phụ thuộc vào những chuyên viên thiết kế này. Ngoài ra, tư duy logic rất cần thiết cho những GD chuyên lập trình.
9 Kỹ thuật máy tính Nghiên cứu và thiết kế các bộ phận chức năng của máy tính, tham gia làm việc trong các dự án sản xuất các thiết bị máy tính cho các tập đoàn lớn trên thế giới như: Intel, IBM, Samsung, Nidec… Nắm vững các nguyên lý cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế vi mạch.
10 SEO SEO là viết tắt tiếng Anh của thuật ngữ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một quá trình làm nội dung trang web dễ dàng được các công cụ tìm kiếm tìm thấy, và hiển thị. Công việc tối ưu hoá website có thể hiểu cách khác là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm Có những kiến thức về lập trình, thiết kế, quản trị. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đặc thù của ngành công nghệ thông tin là một ngành có tốc độ phát triển rất cao, mặc dù trong bất cứ lĩnh vực nào của ngành này cũng có rất nhiều tài liệu hướng dẫn rất cặn kẽ, chi tiết tuy nhiên hầu hết chúng lại được viết bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt. Vì vậy các bạn sinh viên học ngành này ngoài xu hướng hội nhập toàn cầu thì rất cần thiết chú trọng vào tiếng Anh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bạn trong bất cứ vị trí công việc nào của ngành.

 10 nghề nghiệp tốt nhất trong lĩnh vực CNTT trong năm 2014

Mới đây, Website nổi tiếng Toptenreviews đã có cuộc khảo sát, bình chọn 10 nghề nghiệp tốt nhất trong lĩnh vực CNTT trong năm 2014. Không ngạc nhiên khi Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) vẫn giữ vị trí đứng đầu, các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về: Viễn thông (Telecommunication), Phân tích viên hệ thống (System analyst), Chuyên gia an ninh mạng (Network Security Specialist), Quản trị mạng (Network administrator – thiên về phần cứng), Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator), Thông tin điện tử về sức khỏe (Health informatics), Hỗ trợ kỹ thuật máy tính (Computer Tech Support), Phát triển Web (Web Developer), Quản trị Web (Webmaster).

học autocad tại lam minh long bình dương
học illustrator tại bình dươn
học báo cáo tài chính doanh nghiệp tại bình dương
TRUNG TÂM TIN HỌC UY TÍN TẠI BÌNH DƯƠNG
Lịch khai giảng Chát Zalo Chát Facebook Google map 0981 550 510