Cơ hội nghề nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu

Ngày nay, với sự gia tăng tốc độ toàn cầu hóa, hoạt động giao thương giữa các quốc gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Trong quá trình này, hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy nên ngành xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến và thu hút nhiều sự chú ý từ các bạn sinh viên. Vậy xuất nhập khẩu là gì? Ngành xuất nhập khẩu làm gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ngành xuất nhập khẩu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là gì?

Ngành xuất nhập khẩu bao gồm tất cả các hoạt động của quá trình mua bán hàng hóa giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài. Đây chính là nền tảng cơ bản của hoạt động ngoại thương.

Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính trong quá trình thương mại của quốc gia. Nó có mối tương quan mật thiết với các lĩnh vực khác và là cầu nối giữa các nền kinh tế của các nước trên thế giới.

Việc thúc đẩy phát triển ngành xuất nhập khẩu này góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa trong nước. Đồng thời mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước và tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các quốc gia khác. Nhìn rộng ra hơn, việc ưu tiên lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ giúp tăng nguồn thu và phát triển nền kinh tế chung của cả nước.

Mô tả công việc nhân viên xuất nhập khẩu

Hiểu một cách đơn giản, nhân viên xuất nhập khẩu là người trực tiếp tham gia vào khâu hoàn tất thủ tục, hồ sơ, quy chế liên quan đến hải quan. Nhờ thế, doanh nghiệp mới có đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ ra nước ngoài và ngược lại.

Vai trò chính của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu đó là hoàn tất hồ sơ và các thủ tục hải quan để hàng hóa có thể nhập và xuất ra thị trường quốc tế. Bạn là người chịu trách nhiệm về các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Tùy thuộc vào vị trí cũng như lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà công việc của nhân viên xuất nhập khẩu sẽ khác nhau.

Nhân viên xuất nhập khẩu làm gì?
Nhân viên xuất nhập khẩu làm gì?

Công việc chính nhân viên xuất nhập khẩu bao gồm:

  • Thực hiện lên các kế hoạch tìm kiếm và đề xuất với ban giám đốc thông tin hàng hóa, nhập hàng, tìm kiếm các nhà cung cấp (trong và ngoài nước).
  • Soạn thảo, ký kết hợp đồng, giao dịch.
  • Đàm phán với đối tác, các nhà cung cấp hoặc khách hàng.
  • Theo dõi, quản lý hành trình, tiến độ của hàng hóa, sản phẩm. Kiểm soát chất lượng, số lượng của hàng hóa.
  • Giải quyết những mâu thuẫn, vấn đề phát sinh có liên quan đến hàng hóa, sản phẩm trong quá trình vận chuyển.
  • Thực hiện tiếp nhận, đối chiếu các hồ sơ liên quan đến hàng hóa. Thực hiện nhận, kiểm tra các chứng từ từ nhà cung cấp.
  • Xác định HS code của các mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp.
  • Thực hiện các thủ tục liên quan đến hải quan như khai báo, giấy xuất hàng hoặc các giấy tờ thủ tục liên quan khác.
  • Quản lý, lưu trữ các chứng từ có liên quan, các chi phí trong quá trình xuất nhập khẩu.
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu.

Nhân viên xuất nhập khẩu cần có những kỹ năng gì?

Kỹ năng cần có của nhân viên xuất nhập khẩu là gì?
Kỹ năng cần có của nhân viên xuất nhập khẩu là gì?

Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, logistics, quản lý kho

Đầu tiên, để đảm nhận được vị trí công việc nhân viên xuất nhập khẩu tại một doanh nghiệp bất kỳ, bạn phải có nghiệp vụ về lĩnh vực xuất nhập khẩu, nắm vững các quy trình và quy định trong xuất – nhập khẩu, các thủ tục xuất nhập khẩu, chứng từ, kỹ năng quản lý kho, sắp xếp và đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Đặc thù công việc của nhân viên xuất nhập khẩu là làm việc trực tiếp và gián tiếp với nhiều đơn vị khác như hải quan, khách hàng, bộ phận vận chuyển,… Chưa kể, họ còn là người chịu trách nhiệm liên lạc với các bên cung cấp, đơn vị vận chuyển trước khi tiến hành vận chuyển các lô hàng; thương lượng hợp đồng với nhiều nhà cung cấp, khách hàng; trao đổi và mở rộng mối quan hệ với các đối tác trong nước và nước ngoài;… Chính vì thế, khả năng giao tiếp tốt là một lợi thế vô cùng lớn đối với nhân viên xuất nhập khẩu.

Tư duy chiến lược

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà nhân viên xuất nhập khẩu cần có là khả năng xây dựng chiến lược. Vì ngoài việc theo dõi và hỗ trợ các thủ tục xuất nhập hàng hóa, bạn sẽ cần phải giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí liên quan như sản xuất, vận chuyển hàng hóa, lên kế hoạch giao hàng đúng hẹn. Ngoài ra, nhiệm vụ của nhân viên xuất nhập khẩu còn là quản lý tài liệu và ghi chép chi tiết tất cả các chuỗi cung ứng. Từ đó tiến hành kiểm tra và xem xét khả năng thành công hay thất bại của mỗi chiến lược để đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Chính vì vậy, trang bị một tư duy chiến lược tốt giúp bạn tăng cơ hội tìm kiếm công việc cho vị trí nhân viên xuất nhập khẩu.

Thành thạo kỹ năng văn phòng, phần mềm liên quan

Bạn sẽ cần có kỹ năng tốt về các công cụ văn phòng như Excel, Word,… bởi bạn sẽ làm việc trực tiếp với các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng. Đồng thời thực hiện việc báo cáo tài liệu cho cấp trên, tổng hợp hàng hóa vận chuyển, tính toán chi phí vận chuyển thông qua phần mềm này cũng như hệ thống nội bộ của doanh nghiệp tương tự. Do đó, kỹ năng văn phòng là một trong những kỹ năng rất cần thiết đối với nhân viên xuất nhập khẩu.

Các vị trí việc làm ngành xuất nhập khẩu

  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (Sales Export): Đây là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong ngành xuất nhập khẩu. Sales export là người tìm kiếm khách hàng quốc tế, liên lạc với các forwarder để tìm hiểu dịch vụ vận tải, chốt đơn và tạo hợp đồng cho khách hàng cũng như duy trì quan hệ kinh doanh với khách hàng mục tiêu.
  • Nhân viên thu mua (Purchaser): Purchaser là người tìm nhà cung cấp để thu mua nguyên liệu chất lượng cao với một mức giá phải chăng; chốt hợp đồng mua hàng cho công ty; giám sát quá trình mua hàng và thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế.
  • Chuyên viên thanh toán quốc tế (Trade officer): Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thao tác thanh toán quốc tế và kiểm tra tính hợp lệ của các bộ chứng từ.
  • Nhân viên chứng từ (Documentation Staff): Là người hoàn thiện các bộ hồ sư, chứng từ xuất nhập khẩu; đàm phán các điều khoản hợp đồng với khách hàng; soạn thảo bill tàu, invoice, packing list;….
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer support): Các công việc của bộ phận chăm sóc khách hàng bao gồm làm việc với đại lý nước ngoài để tìm hiểu giá cước; lấy booking; kiểm tra tiến độ bốc dỡ hàng hóa; cập nhật trình trạng của các lô hàng; hỗ trợ nhân viên chứng từ;….
  • Nhân viên giao nhận/hiện trường (Operational staff): Nhân viên giao nhận sẽ lấy chứng từ từ bộ phận kinh doanh hoặc chứng từ để nộp thuế xuất hàng đi; nhận hàng tại các cảng; phân loại hàng hóa đã nhận;….
  • Nhân viên điều vận (Coordinator): Coordinator là người điều hành xe đến/đi để bốc/dỡ hàng hóa tại các cảng, đảm bảo việc vận chuyển được thuận lợi; đồng thời, xử lý các phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Nhân viên hải quan (Customs officer): Là người đại diện nhà nước quản lý các thủ tục hải quan, giám sát hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu,….
  • Nhân viên tại các văn phòng công ty đa quốc gia: Đảm nhiệm công việc giao dịch và chuyển giao chứng từ, thông tin giữa hai bên mua và bán.

Ngoài ra còn rất nhiều những vị trí khác như nhân viên hiện trường. Đây cũng là một trong số những vị trí quan trọng cho ngành xuất nhập khẩu. Mọi vấn đề ngoại hiện trường, kho hàng bến bãi đều được nhân viên hiện trường giải quyết với trình độc chuyên môn của bản thân.

Công việc của nhân viên hiện trường
Công việc của nhân viên hiện trường

Thu nhập của nhân viên xuất nhập khẩu

Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu là bao nhiêu?
Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu là bao nhiêu?

Theo quan sát trên thị trường việc làm, thu nhập của một nhân viên xuất nhập khẩu hiện nay trung bình rơi vào khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm làm nghề, vị trí công việc cũng như quy mô từng doanh nghiệp mà mức lương này sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm: Mức lương thường dao động từ 5.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng.
  • Đối với nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc trên 1 năm: Mức lương thường dao động từ 8.500.000 – 14.000.000 đồng/tháng.
  • Đối với các cấp bậc quản lý: Mức lương có thể cao gấp 2 hoặc gấp 3 so với vị trí nhân viên.

Ngoài ra, nhân viên làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu còn được nhận thêm tiền hoa hồng từ các giao dịch kinh doanh thành công với mức lợi nhuận cao.

Làm xuất nhập khẩu có triển vọng ra sao?

Trong cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam, ngành xuất nhập khẩu được đánh giá là một ngành có tỷ lệ tăng trưởng cao. Đặc biệt, Việt Nam còn là nước sở hữu lợi thế thị trường rộng lớn và nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á nên cơ hội phát triển ở lĩnh vực Logistics cũng vô cùng rộng mở. Từ đó, cơ hội nghề nghiệp của các bạn đối với ngành xuất nhập khẩu cũng ngày một tăng cao. Bên cạnh đó, đây cũng là một ngành nghề có nhiều tiềm năng phát triển, mức lương cũng ổn định. Khi trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu, bạn sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm làm việc từ các đối tác trong và ngoài nước.

Kết luận

Qua việc tìm hiểu về những cơ hội và thách thức của việc làm ngành xuất nhập khẩu, bạn đọc hãy cân nhắc để có quyết định sự nghiệp sáng suốt. Dù theo đuổi vị trí nào trong lĩnh vực này thì trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm là việc làm cần thiết để bạn hoàn thành tốt công việc được giao.

Lâm Minh Long chúc các bạn thành công!

học autocad tại lam minh long bình dương
học illustrator tại bình dươn
học báo cáo tài chính doanh nghiệp tại bình dương
TRUNG TÂM TIN HỌC UY TÍN TẠI BÌNH DƯƠNG
Lịch khai giảng Chát Zalo Chát Facebook Google map 0981 550 510