Phỏng vấn luôn là một “cửa ải” vô cùng cam go khốc liệt. Bất cứ ứng viên nào cũng cần phải vượt qua để được bước chân vào một môi trường làm việc mình mong muốn. Để xuất sắc vượt qua các đối thủ các bạn cần phải chứng minh được các khả năng vượt trội của bản thân. Bỏ túi ngay 10 kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, giúp buổi phỏng vấn của bạn đạt chất lượng cao và hiệu quả tốt nhất.
7 Bước chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn xin việc
Nội dung bài viết
Trang phục nghiêm chỉnh, phù hợp
Trang phục gọn gàng, chỉnh tề thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc của bạn đối với công ty và cả công việc mà bạn đang ứng tuyển, tạo thiện cảm cho người đối diện. Khi tham gia một buổi phỏng vấn, bạn nên chọn trang phục nhã nhặn, lịch sự, chẳng hạn như áo sơ mi kết hợp với quần tây hoặc chân váy. Bạn không nên mặc áo sát nách, váy quá ngắn, đầu tóc không gọn gàng,.. sẽ bị đánh giá là kỹ năng phỏng vấn kém, xuề xoà và thiếu tôn trọng doanh nghiệp.

Vẻ bề ngoài chính là yếu tố đầu tiên gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn nên chuẩn bị trang phục từ tối hôm trước, sau đó là phẳng phiu cẩn thận để hôm sau chỉ cần mặc và đến buổi phỏng vấn. Sự chuẩn bị trước này giúp bạn tiết kiệm thời gian, đảm bảo đến đúng giờ phỏng vấn và có ngoại hình chỉn chu nhất.
Đến buổi phỏng vấn đúng giờ
Trong số những kỹ năng đi phỏng vấn xin việc thì việc đến đúng giờ là một yêu cầu bắt buộc. Đến trễ giờ hẹn cho thấy bạn thiếu sự chuẩn bị cũng như thiếu trách nhiệm đối với công ty, làm mất thời gian của đôi bên.
Tốt nhất là bạn hãy nghiên cứu đường đi đến địa chỉ của công ty trước buổi hẹn ít nhất 1 ngày để nắm rõ địa điểm. Ngoài ra, đừng quên chuẩn bị sẵn mọi thứ từ trang phục, giấy tờ từ đêm hôm trước. Lý tưởng nhất là bạn tới trước giờ hẹn phỏng vấn khoảng 10, 15 phút.

Tìm hiểu kỹ về công ty mà mình ứng tuyển
Nắm rõ các thông tin chính về công ty có thể giúp bạn tự tin bước vào cuộc phỏng vấn của mình. Các yếu tố bạn có thể tìm hiểu bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, sứ mệnh và mục tiêu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo website công ty, các bài đăng trên mạng xã hội và thông cáo báo chí gần đây để có thêm thông tin cần thiết, cũng như cho thấy vì sao bạn lại phù hợp với môi trường và định hướng của công ty.
Chuẩn bị kiến thức phù hợp với mô tả công việc
Khi chuẩn bị cho mình kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, bạn cần tập trung chú trọng vào những mảng kinh nghiệm, kỹ năng,chuyên môn mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
Hãy ghi chú lại về những ví dụ từ công việc trước đây và trình độ, kỹ năng hiện tại của bạn phù hợp với những yêu cầu này, và tập trung nhấn mạnh về chúng trong lúc bạn đang giới thiệu về kinh nghiệm của bản thân.
Tham khảo các câu trả lời cho câu hỏi tình huống
Không ít nhà tuyển dụng muốn kiểm tra khả năng xử lý tình huống và kỹ năng trả lời phỏng vấn của ứng viên bằng các câu hỏi bất ngờ, nằm ngoài những thông tin cơ bản như Giới thiệu bản thân và Kinh nghiệm làm việc.
Để chuẩn bị cho phần câu hỏi hóc búa này, bạn có thể tham khảo những bài chia sẻ về chính công việc đó trên Youtube, các bài blog posts. Hoặc chính bạn cũng có thể đặt câu hỏi: “Nếu mình là nhà tuyển dụng, mình sẽ muốn hỏi gì?” để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều tình huống nhất.
Thực hành, luyện tập nhuần nhuyễn

Trong buổi phỏng vấn bạn có thể đối mặt với một hoặc nhiều nhà tuyển dụng gồm: HR, giám đốc, trưởng phòng,… Điều này khiến tâm lý của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều, muốn nhanh chóng lấy được sự bình tình và tự tin trong cách trả lời phỏng vấn bạn nên tập luyện và thực hành trước ở nhà. Bạn có thể tự nói một mình trước gương hoặc nhờ bạn bè đóng giả làm nhà tuyển dụng. Sự chuẩn bị trước này giúp bạn có thể ứng biết linh hoạt và bình tĩnh trước các tình huống khác nhau có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn.
Soạn sẵn câu hỏi cho người tuyển dụng
Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn thành công chính là ứng viên đặt những câu hỏi chất lượng cho nhà tuyển dụng. Bạn không chỉ cần chuẩn bị kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc mà còn cần phải biết cách đặt câu hỏi. Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể muốn hỏi những người phỏng vấn của mình:
- Anh/chị có thể giải thích một số trách nhiệm hàng ngày mà công việc này đòi hỏi không?
- Nếu tôi ở vị trí này, hiệu suất của tôi sẽ được đo lường như thế nào? Và trong thời gian bao lâu?
- Bộ phận này làm việc nhóm thường xuyên với những bộ phận nào?
- Những thách thức tôi phải đối mặt trong vai trò của mình là gì?
Phỏng vấn là cuộc trao đổi hai chiều. Nó thể hiện sự hiểu biết và quan tâm đến vị trí công việc tại công ty đang ứng tuyển. Qua đó nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên và cho bạn điểm cộng tốt hơn những người chỉ biết bị động trả lời các câu hỏi được đưa ra.
10 Kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công
Nụ cười – Vũ khí tối thượng

Một nụ cười tươi sẽ tạo ấn tượng về sự tự tin và thân thiện của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Khi bạn căng thẳng, người đối diện cũng sẽ cảm nhận được năng lượng nặng nề của bạn và khiến cho buổi phỏng vấn trở nên không được thoải mái.
Tuy nhiên, bạn đừng tươi cười suốt buổi phỏng vấn vì dễ mang lại cảm giác gượng gạo và không tự nhiên. Mỉm cười đúng lúc không những giúp cơ thể thư giãn mà còn giúp cho hai bên trao đổi thoải mái và bớt căng thẳng hơn.
Thái độ chuyên nghiệp, thần thái tự tin
Thần thái tự tin khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn không chỉ giúp mang đến cho bạn khí chất chuyên nghiệp, đĩnh đạc hơn mà còn tạo sự tin cậy ở nhà tuyển dụng. Một kỹ năng khi đi phỏng vấn xin việc bạn cần luyện tập là thần thái tự tin. Đó có thể ở cách bạn nhìn thẳng vào mắt người hỏi, ở tone giọng nói vừa phải và rõ ràng, dễ nghe, mạch lạc. Nếu có lúc bạn mất bình tĩnh, hãy hít một hơi thật sâu trước khi nói để giúp mình lấy lại sự tự tin nhé.
Tận dụng ngôn ngữ hình thể

Nhà tuyển dụng thường “đọc vị” ứng viên thông qua cử chỉ và hành động mà bạn thực hiện trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn muốn được đánh giá cao, hãy tận dụng ngôn ngữ hình thể hợp lý khi trả lời câu hỏi. Dưới đây là một vài thông tin mà bạn cần biết:
- Đầu hơi nghiêng thể hiện sự quan tâm.
- Nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện thể hiện sự tự tin.
- Khoanh tay là dấu hiệu của việc không thoải mái và phòng thủ.
- Ngồi thẳng, vai mở cho thấy bạn đang thoải mái.
- Người nghiêng nhẹ về phía trước cho thấy hứng thú với nội dung cuộc phỏng vấn.
- Liên tục vuốt tóc, nghịch nút áo, chạm tay vào mũi, miệng,… là dấu hiệu của sự thiếu trung thực.
- Khi nói, bàn tay hướng lên trên cho thấy những điều bạn nói là trung thực, đáng tin cậy.
- Đan 2 tay vào nhau là dấu hiệu của sự tự an ủi và thiếu tự tin.
- Nụ cười chân thật cho thấy bạn là người dễ gần, dễ hợp tác.
- Nhíu mày cho thấy sự khó chịu.
Bằng cách ghi nhớ những điều này, bạn sẽ học được cách kiểm soát các bộ phận trên cơ thể và hành vi để chúng hoạt động theo cách có lợi cho bạn, tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Đừng nói “Không” – Hãy nói “Chưa”
Đây là một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và hữu hiệu nhưng vẫn chưa được nhiều người biết tới. Khi được hỏi về một vấn đề mà bạn chưa biết, không nên trả lời “Tôi không biết” vì sẽ mang lại cảm giác thụ động và tiêu cực. Thay vì vậy, hãy trả lời rằng: “Tôi chưa tìm hiểu về vấn đề này”, “Tôi sẽ nghiên cứu về nó” để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy thái độ học hỏi và chủ động của bạn.
Trung thực luôn được đánh giá cao
Việc thể hiện các kỹ năng và thành tích của bạn có thể gây ấn tượng và thu hút mạnh mẽ cho nhà tuyển dụng, nhưng cũng đừng quên luôn cần dựa trên sự thật. Đối với những người phỏng vấn thì sự trung thực luôn được đề cao và trân trọng. Tập trung vào những điểm mạnh chính của bạn và lý do tại sao hồ sơ của bạn khiến bạn đủ tiêu chuẩn duy nhất cho vị trí mà công ty đang tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá cao những người có năng lực hay thành tích nổi trội, mà sự trung thực và dám thừa nhận khuyết điểm của mình cũng chính là một sự tự tin “ngầm” giúp bạn nổi trội hơn một số ứng viên khác.

Trả lời rõ ràng, tràn đầy năng lượng
Nhà tuyển dụng không chỉ chú trọng đến nội dung trong câu trả lời của bạn mà cách bạn trả lời câu hỏi, giọng điệu, năng lượng trong từng câu chữ cũng quan trọng không kém. Hãy trả lời bằng giọng điệu rõ ràng và tràn đầy năng lượng tự tin, tích cực. Khi người đối diện cảm nhận được năng lượng tích cực của bạn, tự động cũng sẽ có cảm tình và cuộc phỏng vấn cũng trở nên nhẹ nhàng, xây dựng hơn.
Tuyệt đối không “nói xấu” công ty cũ
Nhà tuyển dụng luôn đặt cho ứng viên câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?”. Dù bạn nghỉ việc vì lý do nào đi nữa, tuyệt đối không nói xấu công ty bạn từng làm trong buổi phỏng vấn. Thay vào đó bạn có thể trả lời những lý do khách quan như: “Tôi mong muốn được phát triển nhiều hơn” hay “Tôi muốn phát triển trong một môi trường năng động”.
Các công ty muốn thuê những người giải quyết vấn đề vượt qua những tình huống khó khăn. Nếu bạn cảm thấy chán nản với công việc hiện tại của mình, hãy tập trung nói về những gì bạn đã thu được từ trải nghiệm đó và những gì bạn muốn làm tiếp theo.
Thể hiện kỹ năng làm việc nhóm

Một trong những kỹ năng mềm mà hầu hết nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên của mình đó là kỹ năng làm việc nhóm. Vì nếu bạn trúng tuyển, công ty sẽ bổ nhiệm bạn vào một nhóm để được hỗ trợ, đào tạo và làm quen với công việc. Bạn không nhất thiết phải là một người có khả năng lãnh đạo tốt. Nhưng bạn cần biết cách khéo léo, khiêm tốn và hợp tác với đồng nghiệp để chứng tỏ được bạn là tuýp người linh hoạt, có thể thích nghi với tập thể. Hãy thể hiện mình là người làm việc nhóm tốt bằng các tố chất như: biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến khác nhau, có khả năng tư duy, làm việc vì mục tiêu chung của cả nhóm, biết chủ động đặt câu hỏi,…
Bộc lộ ưu điểm, khuyết điểm một cách khéo léo
Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn giúp ứng viên được đánh giá cao là bộc lộ ưu điểm một cách khéo léo. Khi bạn là ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy thể hiện những điểm mạnh của bản thân phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn như: thành tích học tập tốt, kỹ năng giao tiếp linh hoạt, biết cách xử lý tình huống nhanh,…
Kỹ năng đặt câu hỏi cho người tuyển dụng
Như đã chia sẻ, bạn nên chuẩn bị các câu hỏi cho Nhà tuyển dụng. Tuy nhiên bạn cần có kỹ năng để đặt câu hỏi đúng thời điểm và thể hiện sự tôn trọng. Bạn nên đặt câu hỏi vào cuối buổi phỏng vấn khi được nhà tuyển dụng hỏi “Bạn có gì thắc mắc không?”. Dù chuẩn bị kỹ đến đâu nhưng nếu bạn chỉ ngồi im như bức tượng và thụ động đợi được hỏi mới trả lời thì sẽ mất điểm kha khá đấy. Hãy chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để buổi phỏng vấn là cuộc trao đổi từ hai bên, giúp không khí thoải mái và gần gũi hơn.
Thay vì hỏi những câu về thông tin cơ bản của công ty, bạn hãy đặt những câu hỏi thông minh có sự liên kết với công việc của bạn, chẳng hạn như:
- “Tôi nên bổ sung thêm những kỹ năng gì để hoàn thành công việc được hiệu quả hơn?”
- “Ứng dụng công nghệ nào có thể hỗ trợ cho tôi trong công việc này?”
2 điều nên làm sau buổi phỏng vấn xin việc
- Gửi email cảm ơn: Yêu cầu danh thiếp của từng người mà bạn nói chuyện cùng trong quá trình phỏng vấn để bạn có thể gửi từng người bằng một email cảm ơn riêng biệt.
Nếu bạn phỏng vấn vào buổi sáng, hãy gửi các email này vào buổi chiều cùng ngày. Nếu bạn phỏng vấn vào buổi chiều thì sáng hôm sau cũng được. - Trả lời email đúng hẹn (nếu có): Nếu cần gửi email bổ sung thông tin vào thời gian đã thống nhất từ trước, hãy đảm bảo rằng bạn gửi chúng đúng giờ.

Kết luận
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho buổi phỏng vấn của bạn được diễn ra thuận lợi ghi được nhiều điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Với thái độ đĩnh đạc, tự tin cộng với việc chuẩn bị kỹ càng chắc chắn sẽ giúp cho buổi phỏng vấn của bạn thành công. Bạn hãy nhớ, điều quan trọng hơn cả là bạn luôn là chính mình. Vì dù có nắm được các bí kíp để ghi điểm thì điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất vẫn là khả năng làm việc và đạo đức của bạn.
Lâm Minh Long chúc các bạn thành công!
10 kỹ năng bán hàng đỉnh cao khiến khách không thể từ chối
Để trở thành một người bán hàng đặc biệt là một người bán hàng xuất [...]
Mẹo kinh nghiệm phỏng vấn xin việc mà bạn cần biết
Phỏng vấn luôn là một “cửa ải” vô cùng cam go khốc liệt. Bất cứ [...]
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu
Ngày nay, với sự gia tăng tốc độ toàn cầu hóa, hoạt động giao thương [...]
Quy trình và kỹ năng quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Quản lý nhân sự là một trong những công việc quan trọng hàng đầu, là [...]
Kỹ năng cần thiết của một nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán là một trong những vị trí quan trọng mà doanh nghiệp [...]
Phân biệt hàng Freehand Và Nominated trong xuất nhập khẩu
Freehand và nominated (hàng thường và hàng chỉ định) là hai thuật ngữ thường được [...]
Các loại phụ phí cơ bản hãng tàu thu của một lô hàng xuất nhập khẩu
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa nắm hết một số loại phụ phí khi xuất [...]
Tìm hiểu về ủy thác nhập khẩu trong xuất nhập khẩu
Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng [...]
Tháp nhu cầu Maslow trong việc thúc đẩy chất lượng làm việc nhân sự
Tháp nhu cầu Maslow là một trong những mô hình thể hiện diễn biến tâm lý [...]
Mô tả công việc của Content Writer trong doanh nghiệp
Content Writer là gì? Content Writer hiện đang là một trong những công việc HOT được [...]
Vai trò quan trọng của kế toán quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Kế toán quản trị hàng tồn kho khá phổ biến ở trong các doanh nghiệp [...]
Tìm hiểu về những chi phí dùng để tính giá gốc hàng tồn kho
Một trong những tài sản được hạch toán vào báo cáo tài chính của một [...]