Cỏ trong vườn được tự động cung cấp độ ẩm, hệ thống điện tự ngắt, thang máy tự lên xuống, cửa tự động mở… khi đó, nhân lực trong ngành Điện – Tự động hoá sẽ còn “đắt giá” hơn nữa.
Như nhận xét của TS. Nguyễn Hữu Dũng – Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội: “Tự động hóa là 1 trong 5 lĩnh vực nghề “hot” nhất, có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất hiện tại và tương lai gần”.
Bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì bất cứ một ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần nhân sự tự động hóa
I. Thiếu nhân lực ngành Tự động hóa:
Tự động hóa (TĐH) là ngành nghiên cứu các thuật toán điều khiển, sử dụng các thiết bị điều khiển, chấp hành nhằm mục đích tự động các quá trình công nghệ sản xuất. Đây không phải là một nghề mới, nhưng trong những năm gần đây, nó được chú trọng do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp.
Ngày nay, nhu cầu thị hiếu con người ngày càng cao, yêu cầu về số lượng và chất lượng của các sản phẩm xã hội cũng không ngừng tăng. Điều đó đòi hỏi các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp ngày càng hiện đại, có mức độ TĐH ngày càng cao với việc sử dụng các kỹ thuật điều khiển hiện đại có trợ giúp của máy tính. Và dù hầu hết các trường thuộc khối kỹ thuật đều đào tạo ngành này nhưng không phải vì thế mà nguồn nhân lực cho ngành TĐH trở nên dồi dào, mà ngược lại lúc nào cũng khan hiếm.
Tại Việt Nam, không khó để tìm thấy một lời đề nghị mức lương tầm 400-500USD cho những ứng viên ngành TĐH. Biết được thế mạnh của mình, nhân sự của ngành này cũng thường “làm cao” giá trị của mình. Chuyên ngành tự động hóa thường xuyên được nhà tuyển dụng lấy người ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chứ không cần phải “vác” hồ sơ đi xin việc.
Theo kết quả một cuộc điều tra trên quy mô lớn củaAutomation.com kết hợp với tạp chí InTech, Úc và New Zealand là những quốc gia trả lương cao nhất cho Kỹ sư TĐH với $143.470/năm (tương đương 2,87 tỷ đồng). Ở vị trí thứ 2 là Canadavới $105.440/năm và tiếp đến là Mỹ với $103.910/năm. Mức lương này cũng tăng lên dựa vào bằng cấp và số năm kinh nghiệm.
II. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp:
Hệ thống TĐH có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của các ngành kinh tế khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải… Bởi vậy, cơ hội nghề nghiệp của người làm việc trong ngành này là rất lớn. Bạn có thể chọn những nơi làm việc phù hợp ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền sản xuất giấy, dệt, các dây chuyền xử lý nước thải… Hoặc bạn có thể vận hành, thiết kế hệ thống TĐH đèn giao thông thành phố, hệ thống điều khiển và tín hiệu giao thông v.v… Trong nông nghiệp, bạn có thể thiết kế hệ thống TĐH trong trồng rau sạch…
Các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp ngày càng hiện đại, có mức độ tự động hóa ngày càng cao
Làm việc trong ngành TĐH, bạn có điều kiện tiếp xúc với các máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại với trình độ cơ khí bậc cao, có điều kiện nghiên cứu các kỹ thuật điều khiển tiên tiến, sử dụng, vận hành hệ thống máy tính công nghiệp hiện đại. Ngoài việc tham gia vận hành hệ thống TĐH hiện đại đươc nhập từ nước ngoài, bạn có thể trực tiếp tham gia hiệu chỉnh hệ thống, thiết kế một số khâu trong các hệ thống đó. Không chỉ vậy, với trí sáng tạo và niềm đam mê, bạn còn có thể trở thành tác giả thực sự của các hệ thống TĐH hiện nay.
III. Học và hành:
TĐH là một chuyên ngành đòi hỏi người kĩ sư phải tích hợp được nhiều kĩ năng ở trình độ cao. Ngay trong trường ĐH, họ đã phải học những môn khá “khoai” như Điều khiển quá trình, Kĩ thuật lập trình, Robot, Vi xử lí nâng cao, thiết kế hệ thống TĐH… Dù vậy, đó cũng chỉ là lí thuyết cơ bản. Muốn làm được việc, họ phải chủ yếu học tập từ thực tế công tác. Với các kĩ sư tự động hóa, dễ kiếm việc không đồng nghĩa với dễ làm việc.
Ở nước ta, hầu hết các trường kỹ thuật, công nghiệp đều đào tạo ngành hoặc Bộ môn tự động hoá: ĐH Bách khoa, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Mỏ – Địa chất, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công nghiệp Thái Nguyên…. Mỗi năm, cả nước cho “ra lò” lượng kỹ sư TĐH khá đông. Nhưng, cũng như hiện tượng phổ biến ở nhiều ngành nghề khác, khi bắt tay vào công việc, các tân kỹ sư đều lóng ngóng. Đơn vị tuyển dụng đều phải dành thời gian cho kỹ sư mới “học việc”, thử việc và “đào tạo lại”. Phải mất 6 tháng – 1,5 năm, họ mới thực sự hiểu về công việc mà mình đang làm”, anh Trần Mạnh Song, Giám đốc Công ty PIDI nhận xét.
Các kĩ sư TĐH của Việt Nam đã làm được những việc đòi hỏi trình độ cao, mà trước kia phải thuê chuyên gia nước ngoài
Kỹ năng cần thiết của một Kỹ sư TĐH:
- Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống TĐH quá trình sản xuất, hệ thống TĐH các máy công cụ, hệ thống PLC, vi xử lý, SCADA, robot,…;
- Lập trình điều khiển sử dụng các thuật toán, các bộ vi xử lý, vi điều khiển và máy tính với các ngôn ngữ: Mã máy, Hợp ngữ, Ladder, STL, C++, Visual Basic, Delphi, …;
- Thiết kế và vận hành mạng động lực phân xưởng; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét và nối đất và hệ thống bảo vệ an ninh-an toàn cho các công trình dân dụng;
- Vận hành các hệ thống về điện tại các tòa nhà thông minh, nhà máy thép, nhà máy thực phẩm, các hệ thống điều hòa không khí, các nhà máy sản xuất …;
- Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện, máy biến áp công suất vừa và nhỏ;
- Tổ chức, điều hành và quản lý hệ thống điện công nghiệp;
- Quản lí, sửa chữa, bảo trì dây chuyền sản xuất tự động hóa.
Dù khó khăn trong quá trình học thì TĐH vẫn là một ngành của tương lai và rất xứng đáng được các bạn trẻ lựa chọn trước ngưỡng cửa lập nghiệp.
Kế toán vận tải và logistics mảng đường biển
Đối với công việc của kế toán vận tải và logistics mảng đường biển sẽ [...]
Bốn bước xây dựng chiến lược nhân sự dài hạn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chiến lược nhân sự là gì? Chiến lược nhân sự bao gồm các chiến lược trong [...]
Những vấn đề không thể cho qua để đạt được quy trình đào tạo nhân sự thành công
Quy trình đào tạo nhân sự cần đầu tư kỹ lưỡng, giúp nhân sự nâng cao [...]
Phí vệ sinh container – Cleaning container fee trong xuất nhập khẩu là gì ?
Trong xuất nhập khẩu hay vận chuyển hàng hóa bằng container thì chúng ta thường bắc gặp [...]
Khái Niệm MTO, ETO, ATO, MTS trong xuất nhập khẩu ?
Một số bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu vẫn đang mơ hồ về các [...]
Yếu tố đào tạo doanh nghiệp thành công và vai trò của lãnh đạo
Việc xây dựng vai trò của lãnh đạo cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ [...]
ETD và ETA trong xuất nhập khẩu? Các cách hạn chế rủi ro trong vận chuyển hàng hóa như thế nào ?
Hai từ ETD và ETA là các thuật ngữ quen thuộc với các bạn ngành [...]
” Tuyệt chiêu” quản lý nhân sự hiệu quả mà HR nào cũng phải biết
Bộ phận Nhân sự (HR) của công ty bạn đã có đủ kỹ năng quản lý [...]
Quy trình nhờ thu kèm chứng từ D/A và D/P trong xuất nhập khẩu
Việc thanh toán nhờ thu kèm chứng từ là phương thức mà người xuất khẩu sử [...]
Chứng từ kế toán và các loại thường gặp hiện nay
Là kế toán, hàng ngày bạn phải đối mặt với rất nhiều loại chứng từ [...]
Khái niệm Notify Party trong xuất nhập khẩu
Thông thường dòng chữ ” Notify Party” thường hay được tìm thấy trong vận đơn ( Bill [...]
Đào tạo nội bộ góp phần tăng sức mạnh toàn diện cho doanh nghiệp
Hoạt động đào tạo nội bộ mang lại cho nhà tuyển dụng và nhân viên [...]