Hàng consol trong xuất nhập khẩu là gì? Co-loader là gì?
Nội dung bài viết
Khái niệm hàng consol trong xuất nhập khẩu
Trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, LCL (Less than Container Load) hay còn gọi là hàng consol nghĩa là hàng xếp thiếu, không đủ một container.
Như vậy, khi bạn xuất khẩu hoặc nhập khẩu, bạn sẽ gặp phải trường hợp hàng hóa không đủ để xếp đầy một container. Do vậy, hàng của bạn cần ghép chung container với một số lô hàng khác.
Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại, làm chứng từ và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Nghiệp vụ đóng chung hàng vào container như vậy người ta gọi là gom hàng, hay consolidation. Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load), tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác.
Thế nào là LCL Coloader?
Trong thực tế, những lô hàng consol trong cùng container không phải lúc nào cũng đi đến cùng một cảng đích. Nhiều khi, chúng chỉ được vận chuyển chung container trên một chặng đường nào đó, sau đó lại được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác (reload) trước khi đi tiếp. Trên thị trường hiện nay hầu hết những người sale hàng lẻ thường thông qua các công ty forwarder (công ty cung cấp dịch vụ vận tải nội địa, vận tải quốc tế bằng đường biển và đường hàng không, giúp khách hàng khai báo hải quan, chuẩn bị chứng từ vận tải, dịch vụ thuê kho bãi và giao hàng)
Sale hàng lẻ được gọi là những người gom hàng. Như vậy khi 1 khách hàng book qua Forwarder (FWD) thì FWD phải book lên consol, việc này đã coload lên 1 lần. Nếu 1 khách hàng book hàng qua FWD1 sau đó FWD1 book sang FWD2, rồi FWD2 mới book lên consol hàng lẻ thì đã coload 2 lần. Như vậy, LCL co-load là hàng lẻ phải chuyển tải sang container khác để đi tới cảng đích.
Vai trò của Co-Loading trong giao nhận hàng hóa
– Forwarder không đủ hàng để tự mình mở Container Consol. Nhưng phải cho hàng đi kịp chuyến đúng lịch tàu đã Booking với Khách hàng.
– Forwarder tránh được lãng phí hoặc bị lỗ nếu tự mở Container Consol, khi lượng hàng ít và cần phải giữ uy tín với Khách hàng.
– Forwarder muốn có giá cước và dịch vụ tốt hơn. Hoặc nhận được tiền Refund cao hơn từ Master Consolidator.
– Forwarder có thể nhận vận chuyển hàng hóa đến các điểm đích mà họ không có dịch vụ.
– Các lý do khác.
VD: Forwarder không có B/L đến Mỹ, nên phải dùng B/L trực tiếp của Người gom hàng lẻ để cấp cho Khách hàng,..
Ưu Điểm: Có thể khách hàng có được giá tốt hơn, vì những mối quan hệ “hữu nghị”
Nhược điểm: Hàng coload thì khách hàng không làm được master bill mà hầu hết là house bill.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạ hiểu rõ hơn về khái niệm hàng consol trong xuất nhập khẩu!
Bản Vẽ Nhà: Hướng dẫn chi tiết cách đọc và hiểu đúng
Bản vẽ nhà là một phần không thể thiếu trong quá trình thiết kế và [...]
Nắm vững cách đọc bản vẽ kết cấu: Mẹo và phương pháp hiệu quả
Bản vẽ kết cấu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây [...]
Bí kíp đọc bản vẽ xây dựng: Tự tin HIỂU RÕ mọi chi tiết công trình
Bản vẽ xây dựng là ngôn ngữ trực quan của ngành xây dựng, giúp truyền [...]
Ứng dụng IoT trong sản xuất: Tối ưu hóa HIỆU QUẢ và NĂNG SUẤT
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, IoT – Internet of Things đang trở [...]
Công nghệ CAD/CAM/CNC: Tối ưu hóa quy trình thiết kế và gia công
Trong thế giới công nghiệp hiện đại, hiệu quả và chính xác là hai yếu [...]
Tối ưu hóa quy trình sản xuất với phần mềm ERP hiện đại
Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên [...]
Quy trình an toàn lao động trong xây dựng: Bảo vệ tính mạng và hiệu suất
Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp nguy hiểm nhất với nhiều yếu [...]
An Toàn Lao Động Trong Sản Xuất: Nguyên Tắc Cơ Bản và Giải Pháp Hiệu Quả
An toàn lao động trong sản xuất là một trong những yếu tố then chốt [...]