Giúp học sinh chọn ngành phù hợp

Những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh năm 2013, chọn học ngành có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai là những quan tâm đặc biệt của nhiều học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi 2013 do Báo Thanh Niên, Bộ GD-ĐT và Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức chiều 17.3.

Nhiều ưu tiên hỗ trợ cho sinh viên nghèo, người dân tộc

Chia sẻ về điểm mới kỳ thi tuyển sinh 2013, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết: “Về cơ bản kỳ thi tuyển sinh 2013 ổn định như năm 2012, chỉ có một số điểm điều chỉnh nhằm tăng cường kỷ cương cho kỳ thi và tạo điều kiện thuận lợi cho các em. Về chính sách, điều kiện tuyển thẳng, nếu năm 2012 chỉ có học sinh (HS) trong kỳ thi quốc gia đi thi quốc tế mới tuyển thẳng thì năm nay theo quy định mới, HS chọn vào vòng tập huấn đội tuyển quốc gia; HS tham gia kỳ thi sáng tạo khoa học quốc tế cũng được tuyển thẳng”.

 Học sinh tỉnh Hải Dương tập trung theo dõi chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra tại tỉnh này chiều hôm qua
Học sinh tỉnh Hải Dương tập trung theo dõi chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra tại tỉnh này
chiều hôm qua – Ảnh: Đan Hạ

Về đối tượng được ưu tiên xét tuyển trong kỳ thi năm nay, ngoài HS có hộ khẩu thường trú 3 năm tại 62 huyện nghèo sẽ được các trường tuyển, còn có 3 đối tượng nữa là: HS ở 23 huyện có tỷ lệ nghèo cao, dân tộc rất ít người, thí sinh 20 huyện nghèo ở biên giới, hải đảo… Điều kiện xét tuyển do các trường ĐH quy định.

Thí sinh không cần học thêm vì đề thi không khó, không đánh đốCó mặt trong buổi tư vấn tại Hải Dương, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết hơn 14 năm qua, Báo Thanh Niên đã đồng hành cùng Bộ trong chương trình Tư vấn mùa thi để đem đến các bậc phụ huynh và HS những thông tin mới, giúp các em chọn ngành nghề phù hợp với năng lực.

Ông Ga khuyên thí sinh: “Để có một mùa thi thành công, các em hãy nghiên cứu ngành nghề làm việc phù hợp để sau này tìm việc làm. Các em nên tìm cho mình hướng đi, không nên chạy theo số đông. Chỉ nên làm một bộ hồ sơ, tập trung trí tuệ, năng lực để theo đuổi ngành nghề yêu thích. Trong quá trình chuẩn bị kiến thức, các em nên ôn tập tổng thể, đặc biệt tập trung vào chương trình lớp 12. Đề thi không khó cũng không đánh đố, do vậy các em không cần học thêm, luyện thi kẻo ảnh hưởng tới sức khỏe”.

Tại buổi tư vấn, ông Nghĩa cung cấp thêm thông tin những ngành học được miễn giảm học phí từ năm nay, trong đó có một số chuyên ngành xã hội, nhà nước cần nhưng vẫn chưa hấp dẫn người học. Theo ông Nghĩa, Chính phủ cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Y tế miễn giảm học phí thêm 5 ngành học: ngành lao, phong, tâm thần, pháp y và giải phẫu bệnh.

Băn khoăn việc làm sau khi tốt nghiệp

Một HS Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm lo lắng: “Em nghe nói nhiều ngành kinh tế đã bão hòa, khả năng xin việc thấp. Có nhiều thông tin cho rằng Bộ GD-ĐT sẽ bãi bỏ thi ngành tài chính, ngân hàng. Thông tin này có đúng không?”. Giải đáp băn khoăn này, ông Nghĩa cho biết: “Trong những năm qua, tỷ lệ thí sinh đăng ký tài chính, ngân hàng tăng hơn 40% nên có sự chênh lệch cung cầu. Bộ GD-ĐT có gửi khuyến cáo các trường hạn chế tuyển sinh chuyên ngành tài chính, ngân hàng. Năm nay, các trường tài chính, ngân hàng vẫn tuyển sinh như cũ, chỉ tiêu quyết định tùy theo năng lực các trường. Còn các trường đa ngành, không tiếp tục mở ngành mới liên quan đến kinh tế, ngân hàng. Do vậy, về cơ bản các em có nguyện vọng học hai ngành này hoàn toàn có thể đăng ký”.

Mối bận tâm của nhiều HS là việc làm sau khi tốt nghiệp. Vì thế, một HS muốn biết về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm của Trường ĐH Ngoại thương. Bà Lê Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Ngoại thương tại Hà Nội, thông tin: “Hơn 90% sinh viên Trường ĐH Ngoại thương có việc làm sau 3 tháng tốt nghiệp. Nhiều sinh viên làm việc từ năm thứ 3”. Cùng chung mối quan tâm, một HS Trường THPT Thành Đồng bày tỏ: “Em thấy học ngành sư phạm rất khó xin việc, vậy học các ngành sư phạm ngoại ngữ thì cơ hội việc làm có cao không?”. Ông Đỗ Tuấn Minh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), giải đáp: “Không phải ngành học nào của sư phạm cũng khó tìm việc. Nhà trường nỗ lực đào tạo kiến thức để sinh viên ra trường có thể làm được các công việc khác, không chỉ trở thành giáo viên”.

Một HS của Trường THPT Hồng Quang đặt vấn đề: “Năng lượng hạt nhân, vật lý nguyên tử, thiên văn, nghiên cứu vũ trụ… có thể phát triển và tìm việc ở nước ta hay không? Những trường nào đào tạo ngành này?”. Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trả lời: “Những ngành này gọi là ngành mũi nhọn. Chính phủ đang có nhiều chính sách thu hút nhân lực trong lĩnh vực này. Hiện nay kỹ thuật hàng không và khoa học vũ trụ mới phát triển ở Việt Nam. Việc khai thác không gian và tìm hiểu vũ trụ là ngành mới, sẽ phát triển trong tương lai”.

Gửi thắc mắc tới chuyên gia, một HS Trường THPT Hồng Quang hỏi: “Đào tạo kỹ sư và cử nhân khác nhau như thế nào? Hai bằng đó khi học và ra trường làm việc có gì khác nhau không?”. Ông Hoàng Minh Sơn cho biết: “Nếu học các ngành không phải kỹ thuật, phần lớn sẽ được cấp bằng cử nhân. Riêng đối với ngành kỹ thuật, có 2 lựa chọn: chương trình cử nhân 4 năm và chương trình kỹ sư học 5 năm. Khi tốt nghiệp, tấm bằng kỹ sư được coi trọng hơn. Tuy nhiên, nếu làm các công việc liên quan đến vận hành máy móc, triển khai hệ thống thì chỉ cần học cử nhân công nghệ”.

học autocad tại lam minh long bình dương
học illustrator tại bình dươn
học báo cáo tài chính doanh nghiệp tại bình dương
TRUNG TÂM TIN HỌC UY TÍN TẠI BÌNH DƯƠNG
Lịch khai giảng Chát Zalo Chát Facebook Google map 0981 550 510