Một trong những tài sản được hạch toán vào báo cáo tài chính của một doanh nghiệp chính là hàng tồn kho. Cùng Đào tạo nghiệp vụ kế toán Bình Dương bài viết sau đây tìm hiểu về hàng tồn kho. Đồng thời, tìm hiểu về những chi phí dùng để tính giá gốc của hàng tồn kho bạn nhé!
Tìm hiểu về những chi phí dùng để tính giá gốc hàng tồn kho
Nội dung bài viết
Hàng tồn kho là gì?
Hàng tồn kho chính là những mặt hàng sản phẩm được lưu giữ trong kho để bán vào kỳ tiếp theo. Hay nói cách khác, đây là những mặt hàng mà một doanh nghiệp dự trữ để bán. Do đó, hàng tồn kho thể hiện cho sự liên kết giữa việc sản xuất và việc bán sản phẩm. Đây là một loại tài sản ngắn hạn có vai trò khá quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Hàng tồn kho trong một công ty sản xuất được chia làm 3 loại chính:
- Nguyên liệu thô là những nguyên liệu được giữ lại để sản xuất trong tương lai. Đây còn là nguyên liệu được gửi đi gia công chế biến hay hàng mua đi đường.
- Bán thành phẩm là những sản phẩm tạm gọi là được phép dùng cho sản xuất. Tuy nhiên, cũng như tên gọi của nó, đây chưa được hoàn thành. Hay nói cách khác là sản phẩm hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
- Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh đã hoàn thành sau quá trình sản xuất.
Để tính giá hàng tồn kho, theo chuẩn mực kế toán thì được tính theo gốc. Trong đó, giá gốc lại bao gồm tổng của những chi phí mua, chế biến và các chi phí khác liên quan hoặc phát sinh để có được hàng tồn kho.
Giá gốc hàng tồn kho là tổng hợp của những chi phí nào?
Chi phí mua
- Ở đây, chi phí mua phải kể đến một số loại như giá mua hàng tồn kho, các loại thuế không được hoàn lại. Bên cạnh đó còn có chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản phát sinh trong suốt quá trình mua hàng. Và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.
- Chi phí mua không bao gồm các khoản chiết khấu thương mại hay giảm giá hàng mua do hàng không đúng quy cách.
Chi phí chế biến
Chi phí chế biến cũng là một trong những chi phí cần xác định nếu muốn tính giá gốc hàng tồn kho. Theo đó, khoản chi phí này bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất. Cụ thể như chi phí nhân công, chi phí sản xuất cố định chung hay biến đổi trong suốt quá trình chế biến nguyên liệu thành thành phẩm. Trong đó:
- Chi phí sản xuất chung cố định là chi phí sản xuất gián tiếp. Chẳng hạn như chi phí khấu hao, chi phí bảo trì máy móc, thiết bị, nhà xưởng, quản lý hành chính… Đặc điểm chung của loại chi phí này chính là không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung biến đổi cũng là chi phí sản xuất gián tiếp. Nhưng thường thay đổi trực tiếp phụ thuộc vào sự dao động của số lượng sản phẩm sản xuất. Chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công…
Chi phí liên quan trực tiếp khác
- Khi tính vào giá gốc hàng tồn kho, đây được xem là các khoản chi phí để mua vào và chế biến hàng tồn kho. Điển hình là chi phí thiết kế cho một sản phẩm cụ thể.
Chi phí cung cấp dịch vụ
Chi phí cung cấp dịch vụ là những khoản chi cho nhân viên. Hoặc những khoản chi phí khác liên quan mật thiết đến việc cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như phí giám sát. Ngoài ra, chi phí cung cấp dịch vụ không bao gồm chi phí nhân viên, bán hàng hay quản lý doanh nghiệp.
Lưu ý: Một số chi phí không được tính và giá gốc hàng tồn kho như:
- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp các chi phí này phát sinh trên mức bình thường.
- Chi phí bảo quản hàng tồn kho
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Như vậy, để tính giá gốc hàng tồn kho, bạn cần xác định được những chi phí nêu trên là bao nhiêu. Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cần thiết về hàng tồn kho cũng như cách xác định giá gốc hàng tồn kho.
10 kỹ năng bán hàng đỉnh cao khiến khách không thể từ chối
Để trở thành một người bán hàng đặc biệt là một người bán hàng xuất [...]
Mẹo kinh nghiệm phỏng vấn xin việc mà bạn cần biết
Phỏng vấn luôn là một “cửa ải” vô cùng cam go khốc liệt. Bất cứ [...]
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu
Ngày nay, với sự gia tăng tốc độ toàn cầu hóa, hoạt động giao thương [...]
Quy trình và kỹ năng quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Quản lý nhân sự là một trong những công việc quan trọng hàng đầu, là [...]
Kỹ năng cần thiết của một nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán là một trong những vị trí quan trọng mà doanh nghiệp [...]
Phân biệt hàng Freehand Và Nominated trong xuất nhập khẩu
Freehand và nominated (hàng thường và hàng chỉ định) là hai thuật ngữ thường được [...]
Các loại phụ phí cơ bản hãng tàu thu của một lô hàng xuất nhập khẩu
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa nắm hết một số loại phụ phí khi xuất [...]
Tìm hiểu về ủy thác nhập khẩu trong xuất nhập khẩu
Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng [...]
Tháp nhu cầu Maslow trong việc thúc đẩy chất lượng làm việc nhân sự
Tháp nhu cầu Maslow là một trong những mô hình thể hiện diễn biến tâm lý [...]
Mô tả công việc của Content Writer trong doanh nghiệp
Content Writer là gì? Content Writer hiện đang là một trong những công việc HOT được [...]
Vai trò quan trọng của kế toán quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Kế toán quản trị hàng tồn kho khá phổ biến ở trong các doanh nghiệp [...]
Tìm hiểu về những chi phí dùng để tính giá gốc hàng tồn kho
Một trong những tài sản được hạch toán vào báo cáo tài chính của một [...]