Quản lý công ty là cụm từ mà quen thuộc đối với hầu hết những người làm trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Để một doanh nghiệp phát triển bền vững thì đòi hỏi công tác quản lý phải được thực hiện thật tốt. Vậy quản lý công ty là gì? Hãy cùng Đào tạo Bình Dương tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Quản lý công ty là gì?
Trước khi tìm hiểu khái niệm quản lý công ty là gìđầu tiên chúng ta cần làm rõ khái niệm quản lý là như thế nào.
Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra.
Quản lý công ty là quá trình tác động liên tục, có tổ chức lên tập thể người lao động trong doanh nghiệp bằng cách sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh lên cao nhất theo đúng luật định và thông lệ xã hội.
Một nhà quản lý phải nắm rõ những quy luật về kinh tế, kinh doanh, kỹ thuật, xã hội, đào tạo doanh nghiệp… và vận dụng chúng trong quá trình vận hành, điều hành doanh nghiệp. Ngoài việc các kiến thức, chuyên môn người quản lý còn cần phải thấu hiểu tâm lý xã hội học, các kỹ thuật phương pháp dự đoán, hoạch định…
Tuy nhiên, nhà quản lý cũng không nên áp dụng một cách cứng nhắc các quy luật mà phải linh hoạt xử lý, tác động lên các đối tượng đa dạng, phong phú, phù hợp nhu cầu tâm tư, tình cảm của con người.
Các công việc của quản lý công ty
Câu hỏi: quản lý công ty là gì sẽ được làm rõ hơn khi chúng ta hiểu rõ về các công việc của quản lý công ty:
– Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương lai và lên các kế hoạch hành động.
– Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện kế hoạch.
– Bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển mộ, phân công công việc.
– Lãnh đạo/động viên: Giúp các nhân viên làm việc hiệu quả hơn để đạt được các kế hoạch .
– Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch .
– Huấn luyện, đào tạo: Một trong những phần việc quan trọng của quản lý công ty là huấn luyện. Các nhà quản lý sẽ chỉ cho cấp dưới hướng đi của doanh nghiệp và chỉ định giáo trình đào tạo nhân viên được áp dụng. Mục đích đào tạo nhân viên là phát triển doanh nghiệp bằng cách nâng cao tiềm năng nhân lực trong doanh nghiệp
– Lập kế hoạch: quản lý sẽ là người lập các kế hoạch tương lai của tổ chức, suy nghĩ về cách thực thi và nguồn lực cần thiết.
– Tuyển chọn nhân tài: người quản lý phải nhìn nhận và đánh giá được các nhân tài ở khâu tuyển dụng và cả các nhân viên có tiềm năng, tố chất để hoạch định nhân sự phù hợp. Đối với một doanh nghiệp ngoài yếu tố chiến lược kinh doanh, chất lượng sản phẩm, thì chiến lược nhân sự cũng hết sức quan trọng trong việc tạo nên những thành công và sự đột phá.
– Trao quyền: một tổ chức vận hành tốt không phải chỉ dựa trên yếu tố cá nhân, mà là sự đóng góp của từng cá nhân trong tập thể. Việc quản lý tốt không phải là việc người quản lý nắm quyền và tự thực hiện tất cả các công việc mà cần thiết trao quyền cho từng cấp bậc tương ứng trách nhiệm trong doanh nghiệp.
– Đại diện: công việc đại diện doanh nghiệp là một công việc hay một vai trò không thể thiếu. Điều này được thể hiện trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân hay việc đại diện chịu trách nhiệm với đối tác hay các cơ quan quản lý nhà nước.
Có thể nói khi đã hiểu quản lý công ty là gì chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng của công việc này đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
10 kỹ năng bán hàng đỉnh cao khiến khách không thể từ chối
Để trở thành một người bán hàng đặc biệt là một người bán hàng xuất [...]
Mẹo kinh nghiệm phỏng vấn xin việc mà bạn cần biết
Phỏng vấn luôn là một “cửa ải” vô cùng cam go khốc liệt. Bất cứ [...]
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu
Ngày nay, với sự gia tăng tốc độ toàn cầu hóa, hoạt động giao thương [...]
Quy trình và kỹ năng quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Quản lý nhân sự là một trong những công việc quan trọng hàng đầu, là [...]
Kỹ năng cần thiết của một nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán là một trong những vị trí quan trọng mà doanh nghiệp [...]
Phân biệt hàng Freehand Và Nominated trong xuất nhập khẩu
Freehand và nominated (hàng thường và hàng chỉ định) là hai thuật ngữ thường được [...]
Các loại phụ phí cơ bản hãng tàu thu của một lô hàng xuất nhập khẩu
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa nắm hết một số loại phụ phí khi xuất [...]
Tìm hiểu về ủy thác nhập khẩu trong xuất nhập khẩu
Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng [...]
Tháp nhu cầu Maslow trong việc thúc đẩy chất lượng làm việc nhân sự
Tháp nhu cầu Maslow là một trong những mô hình thể hiện diễn biến tâm lý [...]
Mô tả công việc của Content Writer trong doanh nghiệp
Content Writer là gì? Content Writer hiện đang là một trong những công việc HOT được [...]
Vai trò quan trọng của kế toán quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Kế toán quản trị hàng tồn kho khá phổ biến ở trong các doanh nghiệp [...]
Tìm hiểu về những chi phí dùng để tính giá gốc hàng tồn kho
Một trong những tài sản được hạch toán vào báo cáo tài chính của một [...]