Với số vốn 14 triệu đồng và chỉ kinh doanh ngoài giờ hành chính, cô gái sinh năm 1989 đã khởi nghiệp thành công, có lúc mang về doanh thu cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Cô gái đó năm nay 27 tuổi, lúc mới tốt nghiệp đại học chuyên nghành Marketing thì có kinh doanh online về hàng hiệu sale của Mỹ. Sau đó xin vào làm trong một công ty của Hàn Quốc chuyên về mỹ phẩm, làm đẹp, thời trang, nhà hàng…. với mức lương tầm 10 triệu đồng mỗi tháng cho đến hiện nay.
Cách đây hai năm, trong một lần ra công viên chơi, cô đã nhìn thấy lượng khách ở đây khá tấp nập và lại có gian hàng còn trống nên đánh liều mướn mặt bằng để kinh doanh. Vị trí nằm trong một khu vui chơi khá lớn ngoài trời, giá thuê là 11 triệu đồng mỗi tháng (tính luôn điện nước). Tiền đặt cọc mặt bằng lúc đó yêu cầu 2 tháng, nhưng sau một hồi thương lượng thì tôi cũng được cho rút xuống còn một tháng.
Gian hàng chỉ có 9m2, nhưng đa phần khách mua xong sẽ mang ra khu vui chơi ngồi ăn nên cô chủ nhỏ không tốn nhiều chi phí về bàn ghế. Khu vui chơi lại có sẵn lao công và bảo vệ, như vậy sẽ đỡ được chi phí thuê bảo vệ giữ xe và nhân viên lau dọn.
Vì là khu vui chơi nên ban ngày thường ít khách, nếu mở ra cả ngày sẽ tốn điện (giá kinh doanh tính 5.200 đồng một kWh), cô quyết định hoạt động từ 17h30 đến 22h. Vì quy định của khu vui chơi không cho bán trùng món, phải bán thức ăn nhanh và mỗi tiệm được bán 3 món chính và món phụ. Các món phổ biến đã bị các gian hàng khác đăng ký, nên tôi đầu tư vô món chính là nước mía, bánh Su Singapore và món phụ là kem cây.
Sau đó, với số vốn tầm 14 triệu đồng, cô tính toán số tiền cụ thể đầu tư cho dụng cụ gồm một lò nướng bánh 30 lít giá 1,5 triệu đồng. Máy nước mía thì mua loại 400 kWh với giá 4 triệu đồng (mua của một tiệm thanh lý). Khuôn cắt bánh, nguyên liệu cho 2 loại bánh hết 4 triệu đồng, đây là mức giá chỉ bằng 2/3 so với thị trường do mua sỉ ở một công ty phân phối ở quận 3.
Vì bán ở khu vui chơi có kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm rất gắt gao nên cô phải tìm nguồn hàng rõ nguồn gốc. Tiệm có 9m2 nên cô chỉ cần đầu tư một triệu đồng tiền in decal dán tường (cái này do cô tự thiết kế rồi đưa qua xưởng in sĩ, giá 1m2 là 50.000 đồng) và bóng đèn led. Bảng hiệu cũng tự thiết kế xong nhờ xưởng in rồi căng khung hết 700.000 đồng. Ngoài ra, số tiền còn lại là chi vào vài chuyện lặt vặt khác.
Cô gái nhỏ này chưa được đào tạo khóa nào về làm bánh Tây, tuy nhiên có biết một ít về các nguyên lí bột, men bánh, pha trộn chocolate và kem do hồi trước hay làm bánh sinh nhật tặng bạn bè. Cô tích cực lên các trang nước ngoài dạy làm bánh nhanh, tiện, ngon. Nhờ cũng biết tiếng Anh nên cô liên lạc với một đầu bếp khách sạn ở Singapore do tình cờ thấy anh này tư vấn trên diễn đàn làm bánh. Nhờ anh bạn này chỉ dẫn các công thức pha trộn, cách trang trí bánh cho đúng.
Thời gian này khá khó khăn và mệt mỏi bởi ban ngày đi làm ở văn phòng, hết giờ thì lao lên xe chạy về mở tiệm từ 17h30 tới 22h mới về nhà. Để giảm chi phí ban đầu do sợ thua lỗ nên cô chỉ thuê sinh viên làm theo giờ với giá 15.000 đồng một giờ vào cuối tuần.
Kinh doanh vào dịp cuối năm nên lượng khách khá ổn, ngày thường bán trong 4 tiếng đồng hồ doanh thu từ 800.000 đồng đến một triệu đồng. Cuối tuần và ngày lễ thì doanh số đạt từ 2 triệu đồng trở lên. Cao điểm như các ngày lễ Halloween doanh thu lên đến 8 triệu đồng. Nhìn chung, doanh thu mỗi tháng trong khoảng 30 triệu đồng, trừ chi phí thì lợi nhuận ròng trung bình 8 triệu đồng một tháng, tức gần cả trăm triệu đồng một năm.
Số tiền này, cô dùng đầu tư thêm bảng hiệu siêu mỏng để trưng bày sản phẩm nhằm tăng tính thu hút khách. Số còn lại gom mua một máy làm kem tươi hàng thanh lý 17 triệu đồng.
Sau khi kinh doanh được 5 tháng thì tới mùa mưa nhưng ở khu vui chơi ngoài trời chỉ mua bán được mùa nắng, do đó doanh thu tiệm giảm mạnh. Cô bắt đầu bù lỗ suốt 5 tháng. Lúc này, cô rất lo lắng vì nếu cứ tiếp tục như vậy thì sẽ dẹp tiệm sớm. Cuối cùng, cô quyết định nhận đặt hàng online số lượng lớn, nhận giao bánh cho các tiệc sinh nhật, tiệc trà, vì bánh trang trí đẹp mắt, giá rẻ khiến trẻ em rất thích nên các trường mẫu giáo tiểu học hay đặt hàng khi có tiệc sinh nhật số lượng luôn 50 bánh trở lên.
Tuy nhiên vì đi làm hành chính không có thời gian giao hàng, cô phải mướn công ty vận chuyển, chi phí khá tốn kém, chưa kể đến sáng sớm dậy từ 5h sáng để làm bánh, nếu cứ tiếp tục sẽ không trụ nổi.
Cô bắt đầu vạch ra kế hoạch tham gia ẩm thực ở hội chợ. Sản phẩm bán sẽ là các món chi phí ít, lợi nhuận cao, không cần đầu tư nhiều. Đó là kem mật ong, kem ống Hàn Quốc do có máy làm kem sẵn, pancake sầu riêng, thức uống. Một hội chợ kéo dài 3-5 ngày tiền thuê gian hàng từ 7 triệu, trang trí gian hàng thì cô thiết kế dán và trưng bày menu các sản phẩm rõ ràng.
Cô thuê 2 nhân viên với mức lương 200.000 đồng một ngày. Đêm trước ngày khai mạc , cô dẫn nhân viên lên trang trí và chỉ các bước trưng bày bán, lắp camera dựa trên wifi của hội chợ để kiểm tra cách làm việc.
Cô pha chế các nguyên liệu vào buổi tối, sáng ra hai nhân viên tới chở lên hội chợ tự bán. Tối về kiểm tra doanh thu dựa trên số lượng ly hộp nếu thiếu nhân viên bị trừ lương, nếu doanh thu trên 8 triệu đồng một ngày sẽ thưởng doanh thu bằng cách gấp đôi lương cho mỗi bạn. Kinh doanh ẩm thực ở hội chợ lượng khách đông nên khi kết thúc mỗi đợt thì cô thu lợi nhuận về tầm 10-15 triệu đồng.
Trên kinh nghiệm nghề nghiệp, cô chỉ tham gia các hội chợ thương mại lớn nên trung bình mỗi tháng chỉ buôn bán ở một hội chợ. Sau đó, cô quyết định thành lập công ty về ẩm thực để tiện giao dịch và tạo uy tín bán hàng.
Cô cũng nhận lời đề nghị hợp tác với Công viên Đầm Sen bán sản phẩm cho họ, tức là khi tham gia các hội chợ không cần trả phí mặt bằng, sẽ được bán chung với cụm Đầm Sen, cô đưa nhân viên và sản phẩm tới bán. Họ thu tiền và sau đó sẽ chia doanh thu cho cô là 2/3.
Và mới đây, được một chị bạn cho biết thông tin nhượng quyền thức ăn nhanh của một thương hiệu với chi phí rất rẻ, đặc biệt sản phẩm của họ rất ngon và có đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu lớn khác. Cô quyết định dừng món bánh của mình lại và nhượng quyền với giá 14 triệu đồng cho 1 kios đầy đủ bếp chiên, tủ đông, bảng hiệu để kinh doanh gà rán và xiên que. Vừa kinh doanh tại tiệm và nhận đặt hàng online.
Lúc này cô mướn cố định một nhân viên để được công ty nhượng quyền đào tạo, đồng thời khi có đơn hàng sẽ có nhân viên đi giao. Cô đăng tin tuyển các em sinh viên thực tập ở các trường trung cấp nghề họ phụ bớt một vài công đoạn.
Tới nay, sau tầm 5 tháng hoạt động, tình hình kinh doanh đã tạm ổn và bắt đầu có lãi, các quy trình đã đi vào vận hành, nhân viên cũng biết cách thức hoạt động. Cô thường tạo các hoạt động vui chơi tập thể bằng cách dẫn các em đi học kỹ năng hoặc vui chơi để các em được học hỏi thêm.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho những ai có ý định khởi nghiệp kinh doanh với số vốn ít ỏi. Chúc các bạn thành công!
Bản Vẽ Nhà: Hướng dẫn chi tiết cách đọc và hiểu đúng
Bản vẽ nhà là một phần không thể thiếu trong quá trình thiết kế và [...]
Nắm vững cách đọc bản vẽ kết cấu: Mẹo và phương pháp hiệu quả
Bản vẽ kết cấu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây [...]
Bí kíp đọc bản vẽ xây dựng: Tự tin HIỂU RÕ mọi chi tiết công trình
Bản vẽ xây dựng là ngôn ngữ trực quan của ngành xây dựng, giúp truyền [...]
Ứng dụng IoT trong sản xuất: Tối ưu hóa HIỆU QUẢ và NĂNG SUẤT
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, IoT – Internet of Things đang trở [...]
Công nghệ CAD/CAM/CNC: Tối ưu hóa quy trình thiết kế và gia công
Trong thế giới công nghiệp hiện đại, hiệu quả và chính xác là hai yếu [...]
Tối ưu hóa quy trình sản xuất với phần mềm ERP hiện đại
Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên [...]
Quy trình an toàn lao động trong xây dựng: Bảo vệ tính mạng và hiệu suất
Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp nguy hiểm nhất với nhiều yếu [...]
An Toàn Lao Động Trong Sản Xuất: Nguyên Tắc Cơ Bản và Giải Pháp Hiệu Quả
An toàn lao động trong sản xuất là một trong những yếu tố then chốt [...]