Talent Acquisition Business Partner (TABP) là khái niệm mới tại thị trường tuyển dụng Việt Nam. Khác với các Recruitment, TABP đảm nhiệm công việc tư vấn thiết kế cơ cấu tổ chức nhân sự cho doanh nghiệp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình các TABP cần am hiểu sâu sắc về Business Unit. Đối với các công ty startup hay nhà quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm việc sử dụng TABP được xem là giải pháp tối ưu nhất.
Tìm hiểu về Talent Acquisition Business Partner
Nội dung bài viết
Vào tháng 10, tại hội nghị dành cho người dùng LinkedIn mang tên LinkedIn Talent Connect 2016, Nellie Peshkov – Phó chủ tịch Talent Acquisition toàn cầu của Netflix đã chia sẻ một số kinh nghiệm với các nhà tuyển dụng. Bà chia sẻ rằng bản thân từng nghĩ mình chỉ là một người tuyển dụng,… cho đến khi phát hiện ra giá trị mà mình mang đến cho các đối tác của mình. Peshkov tự tin khẳng định mình là một Talent Acquisition Business Partner tài năng.
Nellie Peshkov hiện đang là phó chủ tịch “Global talent acquisition at Netflix”, một trong những công ty nổi tiếng với quy trình tuyển dụng sáng tạo dựa trên nền văn hóa “freedom and responsibility” – Một nền văn hóa tuyển dụng không có đánh giá hiệu suất, phê duyệt chi phí hay các rào cản hành chính. Peshkov chia sẻ, hoạt động thu hút nhân tài của Netflix, được hình thành và triển khai theo văn hóa trên. Bao gồm tính hợp tác, minh bạch, sự hợp tác thay vì mối quan hệ tư vấn- khách hàng điển hình giữa nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng.
Talent Acquisition Business Partner được xem là agency – đối tác tuyển dụng nhân tài cho các doanh nghiệp. Công việc chính của các TABP chính là tìm kiếm nhân tài tốt nhất, phù hợp nhất cho các vị trí khó tuyển dụng và bán lại các cơ hội công việc hay nhân tài đó cho doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp tuyển dụng, các TABP có thể tìm thấy các ứng viên tiềm năng, đáp ứng được các tiêu chí của nhà tuyển dụng. Nhiệm vụ của TABP chính là tìm kiếm và tuyển dụng các ứng viên phù hợp với Business Unit. Đối với các doanh nghiệp SME hoặc các công ty startup mới, ban lãnh đạo chưa có đủ kinh nghiệm quản lý và tổ chức bộ máy nhân sự, cần đến sự trợ giúp đến từ các TABP.
Bản mô tả công việc cho vị trí Talent Acquisition Business Partner
Tùy thuộc vào yêu cầu cũng như thực tế của từng doanh nghiệp mà họ sẽ đưa ra các yêu cầu cần tuyển dụng cho đơn vị Talent Acquisition Partner. Tuy nhiên về cơ bản để trở thành Đối tác/Người cộng sự tìm kiếm ứng viên tiềm năng cho các doanh nghiệp, bạn cần đảm nhiệm một số công việc và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Nhiệm vụ công việc
- Xác định các vị trí nhân sự cần tuyển dụng
- Chủ động quảng cáo trên các nền tảng, các kênh tuyển dụng khác nhau để tìm nguồn ứng viên
- Tham gia hội chợ, sự kiện việc làm để gặp gỡ và tiếp cận nhân tài
- Hỗ trợ các ứng viên trong quá trình phỏng vấn và giới thiệu
- Theo dõi và hỗ trợ những người mới sau khi tuyển dụng
Yêu cầu và trình độ
- Có bằng cử nhân về nguồn nhân lực, quản lý con người, quản lý nhân sự
- Có kinh nghiệm về tuyển dụng
- Thành thạo máy tính
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm tuyển dụng
- Có khả năng lên kế hoạch và phân bổ ngân sách tuyển dụng
- Có uy tín trong lĩnh vực tuyển dụng, uy tín trên thị trường việc làm
Kỹ năng cần có của Talent Acquisition Business Partner
Talent Acquisition Business Partner không phải là công việc dễ dàng. Khi trở thành TABP bạn sẽ được hưởng các quyền lợi như mức lương cao, cơ hội thăng tiến rõ ràng. Tuy nhiên quyền lợi nào cũng đi đôi với nghĩa vụ, để trở thành TABP, bạn cần có một số kỹ năng như:
Am hiểu tình hình Business Unit
Một trong những yêu cầu đầu tiên nếu muốn trở thành Talent Acquisition Partner chính là khả năng tư vấn thiết kế cơ cấu tổ chức nhân sự cho Business Unit mình phụ trách. Để hoàn thành nhiệm vụ này các TABP cần am hiểu về tình hình, bộ máy và nguồn nhân lực của các Business Unit, xác định được doanh nghiệp đang gặp vấn đề hay khó khăn gì. Các TABP cần làm việc cùng ban lãnh đạo doanh nghiệp nhằm đưa ra các phương án và chiến lược quản lý nhân sự thông minh. Một trong những kỹ năng mà TABP cần có chính là biết nói “không” trước một số yêu cầu không mang đến hiệu quả tốt nhất của Business Unit.
Quản lý và phân bổ ngân sách cho kế hoạch nhân sự
Thiết kế cơ cấu tổ chức nhân sự tại các Business Unit luôn đi đôi với công việc lên kế hoạch cũng như quản lý ngân sách nhân sự. Các TABP còn cần có kỹ năng phân bổ ngân sách sao cho tối ưu chi phí tuyển dụng một cách hợp lý. Hàng năm các doanh nghiệp thường chi hàng tỉ đồng cho các kế hoạch về nhân sự. Chính vì vậy nếu TABP không có hiểu biết về ngân sách nhân sự của doanh nghiệp thì không thể làm Talent Acquisition Partner được.
Nhìn ra “Talent” phù hợp với doanh nghiệp
Kỹ năng quan trọng nhất của Talent Acquisition Manager là xác định được “Talent” phù hợp mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm. Cụ thể các TABP cần có khả năng nhìn nhận và phát hiện ra Talent, đánh giá về chuyên môn, năng lực cũng như đạo đức và tính cách của họ. Các Talent Acquisition tài năng là người có thể hình dung Talent cho từng vị trí và săn lùng, sàng lọc, tuyển chọn họ về với doanh nghiệp. Ngay khi tiếp cận với các ứng viên các Talent Acquisition có thể phát hiện ra họ có phù hợp với nhân sự mà mình đang tìm kiếm hay không.
Kỹ năng giao tiếp
Nguồn nhân sự tài năng luôn được các công ty đối thủ săn đón.Vì vậy, các TABP cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo nhằm thuyết phục nhân tài làm việc cho doanh nghiệp. Thông qua các câu chuyện về chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển hay môi trường làm việc, TABP có thể khơi dậy hứng thú từ ứng viên, từ đó tăng cơ hội thu hút nhân tài. Ngoài kỹ năng giao tiếp với các ứng viên, TABP còn cần có kỹ năng thuyết phục ban lãnh đạo doanh nghiệp trong một số trường hợp như: Yêu cầu nhân sự chất lượng nhưng trả lương thấp hoặc chưa hình dung được mình muốn tuyển dụng nhân sự như thế nào.
Đào tạo và huấn luyện ứng viên
Một trong những kỹ năng và yêu cầu công việc mà các Talent Acquisition Business Partner cần đảm nhiệm chính là đào tạo và nâng cao năng lực của nhân sự. Với vai trò là một HR, bạn cần giúp các nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình, đồng hành cùng họ nhằm bổ sung các kỹ năng trong quá trình làm việc. Điều này giúp tăng năng suất nhân viên cũng như tối ưu thời gian làm việc, mang đến giá trị và lợi ích cao hơn cho doanh nghiệp.
Phương pháp giúp Talent Acquisition Business Partner thành công
Theo Peshkov – Phó chủ tịch thu nhận Talent Acquisition toàn cầu của Netflix chia sẻ tất cả mọi người buộc phải tham gia vào quá trình tuyển dụng. Các doanh nghiệp không chỉ mong muốn tìm được nhân tài giỏi nhất mà còn tham vọng trở thành đơn vị tuyển dụng uy tín hàng đầu trong ngành
Một Talent Acquisition Business Partner thành công phụ thuộc vào mối quan hệ hợp tác và tin tưởng lẫn nhau giữa các HR và doanh nghiệp. Cụ thể để làm được điều này các TABP có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Hợp tác: Peshkov đưa ra lời khuyên: Ngay từ ban đầu doanh nghiệp không nên giao toàn bộ công việc hoặc bàn giao mơ hồ cho Partner. Hãy bàn giao công việc một cách cụ thể và chỉ cho họ biết mình cần phải làm gì.
- Tìm kiếm thông tin: Các Partner nên tham gia các cuộc họp hay các cuộc trò chuyện tại các sự kiện nhằm thu thập thông tin về talent.
- Cung cấp phản hồi: Phản hồi từ các Partner với nhà quản lý doanh nghiệp rất quan trọng. Bạn cần đưa ra ý kiến và tư vấn khách quan nhằm đưa ra các giải pháp tuyển dụng tối ưu.
- Đưa ra lựa chọn đúng đắn: Các Partner cần xác định được sự khác biệt giữa các ứng viên giỏi nhằm đưa ra lời khuyên chọn lựa giữa các talent cho người quản lý doanh nghiệp.
- Hiểu vấn đề của doanh nghiệp: Các Partner cần có kiến thức về doanh nghiệp, nắm bắt thực trạng, tình hình và vấn đề về bộ máy nhân sự nhằm đưa ra chiến lược và kế hoạch tuyển dụng phù hợp.
Talent Acquisition Business Partner được xem là giải pháp tối ưu dành cho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ những Đối tác/Người cộng sự này, nhà quản lý doanh nghiệp sẽ bớt đi nỗi lo về thu hút nhân tài cũng như tổ chức bộ máy trong đơn vị mình.
Bản Vẽ Nhà: Hướng dẫn chi tiết cách đọc và hiểu đúng
Bản vẽ nhà là một phần không thể thiếu trong quá trình thiết kế và [...]
Nắm vững cách đọc bản vẽ kết cấu: Mẹo và phương pháp hiệu quả
Bản vẽ kết cấu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây [...]
Bí kíp đọc bản vẽ xây dựng: Tự tin HIỂU RÕ mọi chi tiết công trình
Bản vẽ xây dựng là ngôn ngữ trực quan của ngành xây dựng, giúp truyền [...]
Ứng dụng IoT trong sản xuất: Tối ưu hóa HIỆU QUẢ và NĂNG SUẤT
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, IoT – Internet of Things đang trở [...]
Công nghệ CAD/CAM/CNC: Tối ưu hóa quy trình thiết kế và gia công
Trong thế giới công nghiệp hiện đại, hiệu quả và chính xác là hai yếu [...]
Tối ưu hóa quy trình sản xuất với phần mềm ERP hiện đại
Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên [...]
Quy trình an toàn lao động trong xây dựng: Bảo vệ tính mạng và hiệu suất
Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp nguy hiểm nhất với nhiều yếu [...]
An Toàn Lao Động Trong Sản Xuất: Nguyên Tắc Cơ Bản và Giải Pháp Hiệu Quả
An toàn lao động trong sản xuất là một trong những yếu tố then chốt [...]