7 câu hỏi phải trả lời khi bạn muốn khởi nghiệp

Nhiều người khi khởi nghiệp kinh doanh thường quá hào hứng với những kế hoạch mới, tương lai mới và thành công sẽ có nên đôi khi lại quên mất bước chuẩn bị đầu tiên quan trọng nhất, đó là chuẩn bị của bản thân. Vì khởi nghiệp kinh doanh bạn sẽ đóng vai trò chủ chốt trong tất cả công việc, nếu chính bạn không được trang bị đầy đủ thì mọi thứ “mới” kia sẽ chỉ là một cái đích xa vời mà thôi. Với “7 câu hỏi phải trả lời khi bạn muốn khởi nghiệp” bạn sẽ biết mình đang có gì và còn thiếu gì để hoàn thiện hơn, chuẩn bị thật tốt cho chặng đường dài sắp tới.

1. Bạn kinh doanh hay nghiên cứu sản phẩm?

Không thể phủ nhận sự sáng tạo của rất nhiều người, họ có thể nghĩ ra những ý tưởng độc đáo, mới lạ và hiện thực hóa nó thành một sản phẩm cụ thể. Mà trong kinh doanh thì sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng, nó là tiền đề để bạn thực hiện kế hoạch và đạt mục tiêu đã đề ra. Nhưng nên lưu ý rằng sản phẩm chỉ là “một trong số” những thứ mà kinh doanh cần.

7-cau-hoi-phai-tra-loi-khi-ban-muon-khoi-nghiep (2)

Khi khởi nghiệp kinh doanh nhiều người thường quá sa đà vào việc nghiên cứu sản phẩm, phát triển những tính năng nổi trội mới. Điều này dĩ nhiên là tốt, nhưng ngoài sản phẩm bạn cần quan tâm đến thị trường, đối thủ cạnh tranh, các nguồn lực cần thiết,…Như đã nói ở trên, bạn sẽ đóng vai trò chủ chốt trong mọi việc nên cần có sự bao quát, khả năng quản lý tốt hơn là chỉ tập trung vào một khía cạnh.

Nên nhớ, bạn là doanh nhân, một doanh nhân đúng nghĩa, bất kể ngành nghề bạn chọn lựa là gì!

2. Ý tưởng của bạn là dành cho bạn hay cho người dùng?

Đam mê là một phẩm chất không thể thiếu khi bạn muốn thành công ở bất cứ lĩnh vực nào, đó là động lực để bạn tiếp tục, là niềm vui trong công việc của bạn. Nhưng, trong kinh doanh bạn cần xác định rõ, đam mê của bạn là vì người khác.

Tại sao tôi nói vậy? Thực tế cho thấy nhiều ý tưởng kinh doanh rất hay ho, rất độc đáo, rất lý tưởng, nhưng hoàn toàn thất bại. Lý do là vì tất cả ý tưởng đó chỉ là thỏa mãn cho chính người tạo ra nó mà không phục vụ được cho ai khác cả. Thế nên khi bắt đầu lên ý tưởng kinh doanh việc bạn cần làm là điều tra thị trường trước, từ nhu cầu của thị trường mà xác định mình sẽ làm gì và cần phải làm những gì.

7-cau-hoi-phai-tra-loi-khi-ban-muon-khoi-nghiep (5)

3. Bạn có đủ độc lập và kiên định khi khởi nghiệp kinh doanh?

Khởi nghiệp kinh doanh nghĩa là bạn phải tự bước đi trên đôi chân của mình, sẽ có người hỗ trợ bạn nhưng đích đến chỉ đủ lối cho một người mà thôi. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn là người không phụ thuộc, độc lập về suy nghĩ, độc lập về cách làm.

Đừng hiểu sai ý của tôi, tôi khuyên bạn nên độc lập chứ không bảo bạn phải cô lập chính mình. “Buôn có bạn, bán có phường”, kinh doanh không thể thiếu tinh thần hợp tác. Tôi chỉ muốn nói bạn nên có chính kiến của mình, biết tự làm mọi việc thay vì lúc nào cũng nhờ sự giúp đỡ của người khác. Kinh doanh không có một khuôn mẫu cụ thể, để thành công bạn phải tạo nên sự đặc biệt, mà tất cả chỉ có được bạn độc lập, khi bạn là chính bạn mà thôi.

Còn kiên định? Dĩ nhiên chẳng con đường nào bằng phẳng cả, kinh doanh càng gập ghềnh khó đi, sẽ có lúc bạn thất bại, có lúc bạn nản chí. Nhưng cần kiên định với ước mơ, với mục tiêu của mình. Kiên định giống như bộ rễ giúp bạn cắm sâu vào nền đất dẫu phong ba có lớn thế nào đi nữa.

7-cau-hoi-phai-tra-loi-khi-ban-muon-khoi-nghiep (3)

4. Doanh nghiệp của bạn có gì khác biệt?

Phần trên tôi đã nói đến sự đặc biệt trong kinh doanh, đó gần như là yếu tố quyết định đến việc thành bại của doanh nghiệp bạn giữa thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay. Một lĩnh vực có thể có hàng trăm doanh nghiệp cùng muốn chia thị phần thế nên nếu bạn không nổi bật bạn sẽ bị văng ra khỏi cuộc chiến ấy.

Sự khác biệt có thể đến từ sản phẩm, những tính năng mới, độc đáo, hữu dụng mà đối thủ chưa có, hay mức giá cả thấp cạnh tranh. Khác biệt cũng có thể là việc bạn xác định tập khách hàng mục tiêu, đi vào thị trường ngách, đó là cách cạnh tranh được nhiều người áp dụng khi khởi nghiệp kinh doanh.

Tất cả những sự khác biệt trên không phải chỉ để thỏa mãn việc thích nổi trội mà là để thu hút khách hàng. Giữa hàng ngàn sản phẩm tương tự nhau của các doanh nghiệp, nếu bạn quá mờ nhạt chắc chắn khách hàng sẽ bỏ qua bạn mà lựa chọn một người khác. Hãy nhớ một câu thế này, làm cho mình nhưng phải vì người khác!

5. Bạn có thể làm nhiều việc một lúc?

7-cau-hoi-phai-tra-loi-khi-ban-muon-khoi-nghiep

Đa số chúng ta khi khởi nghiệp kinh doanh đều phải bắt đầu một mình, mà lượng công việc chắc chắn không hề nhỏ nên khả năng làm nhiều việc cùng lúc là rất cần thiết. Bạn vừa là người lên ý tưởng, vừa phải tìm hiểu khảo sát thị trường, lên kế hoạch cụ thể, rồi chạy đôn chạy đáo để huy động vốn, tuyển nhân viên, thuê văn phòng,….Hầu như mọi việc từ lớn đến nhỏ đều vào tay bạn, có khi chỉ là sửa cái máy in hay xem xét máy tính.

Dĩ nhiên bạn không phải đấng toàn năng hay “ba đầu sáu tay” để ôm đồm quá nhiều việc, chúng tôi chỉ muốn chắc rằng bạn có đủ năng lực và sức chịu đựng để cáng đáng những thứ quan trọng nhất khi khởi nghiệp. Bước đầu tiên luôn gian nan, khi mọi thứ đã đi vào quỹ đào thì bạn chỉ cần nâng cao khả năng quản lý của mình là đủ.

Hãy giữ tinh thần của mình luôn ở trạng thái tốt nhất để không nản lòng!

6. Bạn có thể đảm bảo nguồn tài chính khi khởi nghiệp kinh doanh không?

Tất cả, tất cả những thứ trên, những thứ hiện vẫn đang là ý tưởng hay còn nằm trên giấy, muốn biến nó thành sự thật điều kiện tiên quyết là bạn phải có tiền. Đúng vậy, thứ mà chúng tôi muốn nói đến là nguồn vốn và cách bạn huy động nguồn vốn.

Trong bản kế hoạch chi tiết mà bạn đã thảo ra từ trước chắc chắn đã đề cập đến vấn đề cần bao nhiêu vốn và ước lượng số tiền chi tiêu cho mỗi đề mục. Dựa vào những số liệu này hãy tìm cách để huy động ít nhất là đủ vốn để bắt đầu.

Chúng tôi đặt mức đủ là ít nhất vì trong kinh doanh vốn không thể lường trước những biến động của tương lai, vì vậy bạn cần dành ra một khoản gọi là chi phí rủi ro để đề phòng bất trắc. Ngoài ra, khi lên kế hoạch bạn cũng cần ước lượng số sản phẩm sẽ được sản xuất, khả năng tiêu thụ ra sao, doanh thu và lợi nhuận thu về thế nào để xoay vòng vốn. Vì thực ra vốn có nhiều thế nào cũng vẫn không đủ, quan trọng là cách chúng ta sử dụng để mỗi đồng tiền là một đầu tư xứng đáng.

7-cau-hoi-phai-tra-loi-khi-ban-muon-khoi-nghiep (6)

7. Bạn có khả năng xử lý những tình huống tiêu cực hay không?

Khả năng chịu đựng là thứ không thể thiếu khi khởi nghiệp kinh doanh, vì sẽ có lúc bạn phải đối mặt với việc bị nhà đầu tư tiềm năng từ chối, với sự hờ hững của khách hàng hay với những chiêu trò cạnh tranh của đối thủ, thậm chí là với vô số thất bại. Chịu đựng trong kiên nhẫn, chúng tôi không khuyên bạn chịu đực trong nhẫn nhục. Khi gặp các tình huống tiêu cực bạn phải biết cách xử lý chứ không phải để nó qua cho xong chuyện.

Bạn cần phân tích và tìm ra nguyên nhân vì sao mình gặp phải các tình huống tiêu cực ấy, từ đó đưa ra những biện phảp cải thiện để thử lại lần nữa. Thất bại không làm bạn xấu đi mà nó chỉ khiến bạn biết mình còn thiếu gì và cần gì để phát triển hơn nữa.

7 câu hỏi phải trả lời khi bạn muốn khởi nghiệp, không nhiều nhưng bạn phải chắc chắn mình đã có câu trả lời rõ ràng. Vì có như thế bạn mới chuẩn bị tốt nhất cho bản thân mình khi bắt đầu bước trên con đường đầy khó khăn phía trước.

học autocad tại lam minh long bình dương
học illustrator tại bình dươn
học báo cáo tài chính doanh nghiệp tại bình dương
TRUNG TÂM TIN HỌC UY TÍN TẠI BÌNH DƯƠNG
Lịch khai giảng Chát Zalo Chát Facebook Google map 0981 550 510