Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập báo cáo

Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập báo cáo

Nằm trong hệ thống các loại báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một phần không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về chức năng cũng như cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ sao cho chính xác, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập báo cáo

Nội dung bài viết

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì ?

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một loại báo cáo tài chính, được dùng để tổng hợp tình ra và vào của dòng tiền của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cung cấp những số liệu liên quan đến sự thay đổi trong tài sản, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản, khả năng thanh toán và khả năng tạo ra luồng tiền của doanh nghiệp.

Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập báo cáo

Nghiên cứu báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của mình một cách khách quan nhất, đồng thời cũng so sánh được mức độ hiệu quả giữa các doanh nghiệp. Lý do là vì BCLCTT có thể loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng một giao dịch và hiện tượng.

Bên cạnh đó, BCTCTT còn giúp doanh nghiệp xem xét và dự đoán luồng tiền trong lai có số lượng, thời gian lưu chuyển và độ tin cậy như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp còn có thể kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đó về dòng tiền, mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá.

Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập báo cáo

Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Hiện nay, báo cáo lưu chuyển tiền tệ phổ biến nhất là mẫu báo cáo theo thông tư 133, được lập theo mẫu số B03-DNN như sau:

Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập báo cáo

Mặc dù có mẫu cáo cáo đã được quy định sẵn, tuy nhiên cách ghi báo cáo một cách chi tiết thì không phải ai cũng nắm được. Dưới đây là cách ghi nội dung cụ thể trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách chính xác nhất.

Báo cáo được chia làm 5 cột chính, bao gồm:

  • Chỉ tiêu: các chỉ tiêu cần có trong BCLCTT
  • Mã số: mã số quy ước cho từng chỉ tiêu trong bảng
  • Thuyết minh: nội dung được thuyết minh trong bảng thuyết minh BCTC, ghi theo từng mục cụ thể
  • Năm nay: số phát sinh trong năm tài chính
  • Năm trước: lấy tương ứng theo BCLCTT của năm trước chuyển sang

Ở hàng ngang của bảng báo cáo là các dòng chỉ tiêu tương ứng với các mã số tại cột mã số. Cách ghi từng chỉ tiêu chi tiết như sau:

Mã số 01: Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu từ phần phát sinh bên Nợ TK 111, 112 trong sổ kế toán, được đối ứng với các tài khoản:

  • TK 511: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay
  • TK 131: Các khoản Nợ phải thu liên quan tới giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thu được tiền trong kỳ này (bao gồm cả phát sinh tại kỳ trước nhưng kỳ này mới thu được tiền)
  • TK 515: Doanh thu khác thu tiền ngay
  • TK 121: Thu tiền từ bán chứng khoán kinh doanh

Mã số 02: Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát phát sinh bên Có của TK 111, 112 đối ứng với các tài khoản:

  • TK 331: Các khoản Nợ phải trả liên quan tới giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ trả tiền trong kỳ này (bao gồm cả phát sinh tại kỳ trước nhưng trả tiền trong kỳ này)
  • TK Hàng tồn kho ( 152, 153, 155, 156): Mua hàng hóa, nguyên liệu, công cụ dụng cụ… trả tiền trong kỳ

Số liệu trong chỉ tiêu này được ghi dưới dạng số âm và đặt trong dấu ngoặc đơn.

Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập báo cáo

Mã số 03: Tiền chi trả cho người lao động

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát sinh bên Có của TK 111, 112 đối ứng với TK 334 – tổng số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng mà doanh nghiệp đã thanh toán hoặc tạm ứng.

Chỉ tiêu này cũng được ghi dưới dạng số âm và đặt trong dấu ngoặc đơn.

Mã số 04: Tiền lãi vay đã trả

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát sinh bên Có của TK 111, 112 đối ứng với các tài khoản:

  • TK 635, 335: Tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của các kỳ trước đã trả trong kỳ này
  • TK 242: Chi phí lãi vay trả trước trong kỳ này

Số liệu trong chỉ tiêu này được ghi dưới dạng số âm và đặt trong dấu ngoặc đơn.

Mã số 05: Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát sinh bên Có của TK 111, 112 đối ứng vớiTK 3334: Số thuế Thu nhập doanh nghiệp đã nộp kỳ này, số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN nộp trước (nếu có).

Chỉ tiêu này cũng được ghi dưới dạng số âm và đặt trong dấu ngoặc đơn.

Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập báo cáo

Mã số 06: Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát sinh bên Có của TK 111, 112 (tiền thu về được bồi thường, được phạt, tiền thưởng và các khoản tiền thu khác…) đối ứng với các tài khoản:

  • TK 711: Doanh thu khác
  • TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ, hoàn thuế
  • TK 141: Tạm ứng, hoàn ứng
  • TK 138: Khoản phải thu khác
  • Các TK có liên quan khác: 136, bên Có TK 111, 112…

Những số liệu đó được lập dựa theo tổng số tiền đã thu từ các khoản khác của hoạt động kinh doanh, ngoài khoản tiền thu được phản ánh ở mã số 01.

Mã số 07: Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát sinh bên Có của TK 111, 112 (phần chi tiền) đối ứng với các tài khoản:

  • TK 811, 138, 338: Tiền chi bồi thường, bị phạt và các khoản chi phí khác
  • TK 333: Tiền nộp các loại phí, lệ phí, tiền nộp các loại thuế (không bao gồm thuế TNDN)
  • TK 338: Tiền nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
  • TK 352: Tiền chi đưa đi ký cược, ký quỹ; Tiền trả lại các khoản nhận ký cược, ký quỹ, tiền chi trực tiếp bằng nguồn dự phòng phải trả
  • TK 353, 356: Tiền chi trực tiếp từ quỹ khen thưởng, phúc lợi; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; Tiền chi trực tiếp từ các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
  • Các TK có liên quan khác

Những số liệu này được lập dựa theo tổng số tiền đã chi cho các khoản khác ngoài các khoản tiền chi liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo phản ánh ở mã số 02, 03, 04, 05.

Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập báo cáo

Mã số 20: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.

Số liệu trong mã số này bằng tổng số liệu của mã số 01, 02, 03, 04, 05, 06 và 07. Nếu số liệu của chỉ tiêu này là số âm thì được ghi trong ngoặc đơn.

Mã số 21: Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác

Số liệu trong chỉ tiêu này là phần phát sinh bên Có của các TK 111, 112 (chi tiết số tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác, kể cả số tiền lãi vay đã trả được vốn hóa) đối ứng với bên Nợ các tài khoản:

  • TK 211: Tài sản cố định
  • TK 217: Bất động sản đầu tư
  • TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang
  • TK 228: Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (bằng TSCĐ)
  • TK 131: chi tiết tiền thu nợ chuyển trả ngay cho hoạt động mua sắm, XDCB
  • TK 331: chi tiết khoản ứng trước hoặc trả nợ cho nhà thầu XDCB, trả nợ cho người bán TSCĐ, BĐSĐT

Chỉ tiêu này cũng được ghi dưới dạng số âm và đặt trong dấu ngoặc đơn.

Mã số 22: Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số tiền thu và chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác.

Số tiền chi được lấy từ:

  • Nợ TK 632, 811: Chi tiết về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT trong kỳ báo cáo
  • Có các TK 111, 112

Số tiền thu được lấy từ:

  • Nợ các TK 111, 112
  • Có TK 711, 5118, 131: Chi tiết tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác trong kỳ báo cáo

Nếu số tiền thu lớn hơn số tiền chi thì ghi bình thường. Ngược lại, nếu số tiền thu nhỏ hơn số tiền chi thì ghi dưới dạng số âm và đặt trong dấu ngoặc đơn.

Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập báo cáo

Mã số 23: Tiền chi cho vay, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát sinh bên Có của các TK 111, 112 đối ứng với bên Nợ các tài khoản:

  • TK 128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
  • TK 228: Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

Số liệu trong chỉ tiêu này được ghi dưới dạng số âm và đặt trong dấu ngoặc đơn.

Mã số 25: Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát sinh bên Nợ của các tài khoản 111, 112 đối ứng với bên Có của TK 515: số tiền thu về các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, cổ tức và lợi nhuận nhận được từ đầu tư vốn vào các đơn vị khác trong kỳ báo cáo.

Mã số 30: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này bằng tổng các chỉ tiêu từ mã số 21 tới mã số 25.

Nếu số liệu trong chỉ tiêu này là số âm thì được đặt trong dấu ngoặc đơn.

Mã số 31: Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát sinh bên Nợ của các tài khoản 111, 112 đối ứng với bên Có TK 411: Tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn trong kỳ báo cáo.

Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập báo cáo

Mã số 32: Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành

Phần phát sinh bên Có của các TK 111, 112 đối ứng với bên Nợ các tài khoản:

  • TK 411: Tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới các hình thức hoàn trả bằng tiền
  • TK 419: Tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới các hình thức hoàn trả bằng cổ phiếu

Số liệu trong chỉ tiêu này được ghi dưới dạng số âm và đặt trong dấu ngoặc đơn.

Mã số 33: Tiền thu từ đi vay

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát sinh bên Nợ của các TK 111, 112 đối ứng với bên Có các tài khoản:

  • TK 3411: Số tiền nhận được trong kỳ do đi vay (bằng tiền chứ không phải tài sản phi tiền tệ hoặc nợ thuê tài chính)
  • TK 4111: Số tiền nhận được dưới hình thức vay bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi, thuê tài chính được phân loại là nợ phải trả

Mã số 34: Tiền trả nợ gốc vay và nợ gốc thuê tài chính

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát sinh bên Có của các TK 111, 112 đối ứng với bên Nợ các tài khoản:

  • TK 341: Tổng số tiền trả các khoản vay
  • TK 411: Trả nợ số tiền vay dưới hình thức cổ phiếu ưu đãi, nợ gốc thuê tài chính (không thành vốn góp)

Mã số 35: Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát sinh bên Có của các TK 111, 112 (phần chi tiền) đối ứng với bên Nợ tài khoản 421 và 338: tổng số tiền cổ tức và lợi nhuận đã trả cho các chủ sở hữu doanh nghiệp (kể cả số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thay cho chủ sở hữu) trong kỳ báo cáo (không bao gồm khoản lợi nhuận được chuyển thành vốn góp của chủ sở hữu, trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc trả bằng tài sản phi tiền tệ và các khoản lợi nhuận đã dùng để trích lập các quỹ).

Số liệu trong chỉ tiêu này được ghi dưới dạng số âm và đặt trong dấu ngoặc đơn.

Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập báo cáo

Mã số 40: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này bằng tổng các chỉ tiêu từ mã số 31 tới mã số 35.

Nếu số liệu trong chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được đặt trong ngoặc đơn.

Mã số 50: Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Số liệu trong chỉ tiêu mã số 50 bằng tổng chỉ tiêu mã số 20, 30 và 40.

Nếu số liệu là số âm thì sẽ được đặt trong ngoặc đơn.

Mã số 60: Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào Mã số 110, cột “Số đầu năm” trên Báo cáo tình hình tài chính.

Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập báo cáo

Mã số 61: Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này Căn cứ vào Mã số 110, cột “Số cuối năm” trên Báo cáo tình hình tài chính: Tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này còn được căn cứ vào số phát sinh Nợ hoặc Có của TK 413 đối ứng các TK tiền và tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện giữ vào cuối kỳ lập báo cáo do thay đổi tỷ giá hối đoái khi được quy đổi ra tiền Việt Nam trong kỳ báo cáo.

  • Lãi tỷ giá: Ghi số dương
  • Lỗ tỷ giá: Ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Mã số 70: Tiền và tương đương tiền cuối kỳ

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số liệu chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” cuối kỳ báo cáo (Mã số 110, cột “Số cuối năm” trên Báo cáo tình hình tài chính). Số liệu trong chỉ tiêu mã số 70 bằng tổng số liệu mã số 50, 60 và 61, đồng thời phải bằng chỉ tiêu mã số 110 cột “Số cuối năm” trên BCTC kỳ đó.

học autocad tại lam minh long bình dương
học illustrator tại bình dươn
học báo cáo tài chính doanh nghiệp tại bình dương
TRUNG TÂM TIN HỌC UY TÍN TẠI BÌNH DƯƠNG
Lịch khai giảng Chát Zalo Chát Facebook Google map 0981 550 510