Trong quá trình lập hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) khi bán hàng, nếu số mặt hàng nhiều hơn số dòng trên hóa đơn thì phải làm thế nào? Hãy cùng Đào tạo kế toán nghiệp vụ Bình Dương theo dõi bài viết dưới đây để biết cách xử lý tình huống này.
Khi số mặt hàng nhiều hơn số dòng trên hóa đơn giá trị gia tăng thì phải xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông Tư 39/2014/TT-BTC về lập hóa đơn. Khi số lượng hàng hóa nhiều hơn số dòng trên hóa đơn GTGT thì người bán hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:
1. Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn
- Dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”.
- Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác.
- Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên.
- Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua.
- Giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm
- Chiết khấu thương mại
- Thuế giá trị gia tăng được ghi trong hóa đơn cuối cùng
- Gạch chéo phần còn trống (nếu có).
Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in. Việc lập và in hóa đơn thực hiện trực tiếp từ phần mềm và số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn. Cục thuế xem xét từng trường hợp cụ thể để chấp thuận cho cơ sở kinh doanh được sử dụng hóa đơn nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu của trang sau của hóa đơn có hiển thị cùng số hóa đơn, tên, địa chỉ, MST của người mua, người bán như trang đầu.
2. Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn
a. Nội dung ghi trên hóa đơn
- Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”.
- Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
b. Nội dung trên bảng kê
Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa. Nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
- Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
- Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền.
- Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”.
- Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn GTGT.
- Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm”
- Và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
- Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
- Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn.
- Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
- Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ cách xử lý khi số mặt hàng nhiều hơn số dòng trên hóa đơn GTGT. Chúc các bạn thành công!
Lớp học tin học cho người mới tại Tân Uyên Bình Dương
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sở hữu kỹ năng tin học là [...]
Trung tâm luyện thi chứng chỉ tin học tại Tân Uyên Bình Dương
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sở hữu chứng chỉ tin học không [...]
Học sửa chữa máy tính tại Bình Phước: Mở rộng cơ hội nghề nghiệp
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, máy tính đã trở thành một [...]
Đầu tư vào tương lai: Lợi ích của chứng chỉ/chứng nhận tin học tại Bình Phước
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc sở hữu các chứng chỉ/chứng nhận tin học [...]
Bí quyết tạo bảng theo dõi tiến độ công việc hiệu quả
Theo dõi tiến độ công việc là một trong những kỹ năng quan trọng để [...]
Bí quyết quản lý văn phòng phẩm bằng Excel chuyên nghiệp
Quản lý văn phòng phẩm tưởng chừng là một công việc đơn giản, nhưng khi [...]
Xử lý tình huống trong công việc: Hóa giải mọi khó khăn với sự khôn ngoan
Trong môi trường công sở đầy cạnh tranh và biến động, không ai có thể [...]
Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề: Từ phân tích đến hành động
Trong môi trường làm việc và cuộc sống hàng ngày, kỹ năng giải quyết vấn [...]