Năm nay em học lớp 11, đã tìm hiểu nhiều về việc chọn nghề nhưng vẫn chưa đưa ra được quyết định nên chọn ngành gì để tương lai tươi sáng hơn.
Em xác định thi khối A và thích những công việc liên quan đến công nghệ, kỹ thuật hay kế toán để có thể phát triển năng lực bản thân. Mong các chuyên gia tư vấn giúp em nên theo ngành nghề nào. Em xin cảm ơn. (Ngọc Trác, TP HCM).
![]() |
Ảnh minh họa: Huongnghiepvietnam. |
Trả lời:
Bạn thân mến,
Đang học lớp 11 nhưng bạn đã có ý thức tìm hiểu về việc chọn ngành nghề, điều đó cho thấy bạn rất quan tâm và tỏ thái độ nghiêm túc về định hướng tương lai của mình.
Lựa chọn ngành nghề cho tương lai là việc rất quan trọng. Tuy nhiên, để chọn được cho một nghề phù hợp với bản thân lại còn quan trọng hơn, vì đó là yếu tốt mang tính quyết định cho sự thành công của bạn trong tương lai. Về trường hợp của bạn, có thể xem xét dựa một số yếu tố sau:
1. Dựa vào sở thích
Chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình là yếu tố rất quan trọng. Ngành nghề xã hội rất phong phú, đa dạng, khi bạn yêu thích, say mê một nghề nào đó thì sẽ có động lực để làm việc, tìm tòi, sáng tạo, phát triển và thành công. Bạn đã nhận ra mình thích công nghệ, kỹ thuật và kế toán thì hãy tìm hiểu thêm về lĩnh vực ngành nghề cụ thể mà phù hợp với sở thích của bạn. Chẳng hạn:
– Ngành công nghệ: Công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm, công nghệ điện – điện tử, công nghệ may…
– Ngành kỹ thuật: Kỹ thuật điện – điện tử, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật phần mềm…
– Kế toán: Kế toán kiểm toán, kế toán tài chính…
Bạn hãy tìm hiểu rõ về yêu cầu từng ngành học ra sao, ở đâu đào tạo, công việc khi ra trường là gì? Sau khi tìm hiểu chi tiết từng ngành nghề, bạn hãy so sánh xem mình thích ngành nghề nào hơn.
2. Dựa vào năng lực
Năng lực là khả năng bạn có thể theo học và làm được nghề. Trước mắt là dựa vào học lực để chọn trường theo học. Ví dụ bạn thích ngành công nghệ điện tử:
– Nếu học lực của bạn giỏi thì có thể đăng ký thi vào khoa Điện – Điện tử của trường Đại học Bách Khoa.
– Nếu học lực của bạn ở mức khá, có thể đăng ký thi vào khoa Điện – Điện tử của trường Đại học Nông Lâm.
– Nếu học lực trung bình, có thể đăng ký thi vào khoa Công nghệ kỹ thuật điện tử của trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức (sau đó bạn có thể học liên thông lên Đại học).
Bạn không nên chọn ngành theo bạn bè, vì nếu không thực sự yêu thích bạn sẽ mất thời gian thi lại, học lại do không phù hợp với bạn.
3. Dựa vào hoàn cảnh gia đình
Việc chọn trường nên phù hợp với khả năng chi trả của gia đình. Đây sẽ là yếu tố giúp bạn có thể yên tâm theo đuổi việc học của mình.
4. Nhu cầu xã hội
Những ngành nghề mà bạn nêu ra đều rất cần thiết cho xã hội ngày nay, nhất là những khu công nghiệp hay các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cần ổn định về chất lượng trang thiết bị để có thể yên tâm sản xuất. Với niềm say mê, cầu tiến trong công việc, bạn hoàn toàn có thể trở thành một kỹ sư, một nhân viên giỏi và hữu ích cho công ty, cũng như cho xã hội.
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp với năng lực bản thân.
Chúc bạn thành công.
Chuyên gia tư vấn Đặng Phương
Tổng đài 1900 6233, Viện Tâm lý và Giáo dục Pháp luật
10 kỹ năng bán hàng đỉnh cao khiến khách không thể từ chối
Để trở thành một người bán hàng đặc biệt là một người bán hàng xuất [...]
Mẹo kinh nghiệm phỏng vấn xin việc mà bạn cần biết
Phỏng vấn luôn là một “cửa ải” vô cùng cam go khốc liệt. Bất cứ [...]
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu
Ngày nay, với sự gia tăng tốc độ toàn cầu hóa, hoạt động giao thương [...]
Quy trình và kỹ năng quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Quản lý nhân sự là một trong những công việc quan trọng hàng đầu, là [...]
Kỹ năng cần thiết của một nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán là một trong những vị trí quan trọng mà doanh nghiệp [...]
Phân biệt hàng Freehand Và Nominated trong xuất nhập khẩu
Freehand và nominated (hàng thường và hàng chỉ định) là hai thuật ngữ thường được [...]
Các loại phụ phí cơ bản hãng tàu thu của một lô hàng xuất nhập khẩu
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa nắm hết một số loại phụ phí khi xuất [...]
Tìm hiểu về ủy thác nhập khẩu trong xuất nhập khẩu
Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng [...]
Tháp nhu cầu Maslow trong việc thúc đẩy chất lượng làm việc nhân sự
Tháp nhu cầu Maslow là một trong những mô hình thể hiện diễn biến tâm lý [...]
Mô tả công việc của Content Writer trong doanh nghiệp
Content Writer là gì? Content Writer hiện đang là một trong những công việc HOT được [...]
Vai trò quan trọng của kế toán quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Kế toán quản trị hàng tồn kho khá phổ biến ở trong các doanh nghiệp [...]
Tìm hiểu về những chi phí dùng để tính giá gốc hàng tồn kho
Một trong những tài sản được hạch toán vào báo cáo tài chính của một [...]