Đây có thể nói là vấn đề mà rất nhiều người dùng gặp phải, đó là đóng lại các file văn bản, Office vừa làm việc mà quên mất không lưu – Save lại. Hoặc trong trường hợp mất điện đột ngột, máy tính gặp lỗi màn hình xanh, treo máy… tất cả đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy nếu muốn tìm lại những file Excel,Word hoặc PowerPoint chưa kịp lưu đó thì phải làm thế nào? Hướng Nghiệp xin chia sẽ bí kíp mở lại file Word, Excel hay PowerPoint chưa lưu.
Các bước xử lý vấn đề này:
Liệu các bạn có biết rằng Microsoft đã “bí mật” trang bị 1 tính năng tuyệt vời cho bộ sản phẩm văn phòng Office, giúp người dùng KHÔI PHỤC LẠI NHỮNG VĂN BẢN CHƯA ĐƯỢC LƯU. Và để sử dụng tính năng này, các bạn cần làm theo đúng trình tự sau:
Bước 1: Microsoft Office của bạn phải có AutoSave và AutoRecover đang ở trạng thái kích hoạt.
Bước 2: Mở ứng dụng Office bạn cần sử dụng.
Bước 3: Chọn tab File.
Bước 4: Chọn Recent.
Với Word 2010 thì chọn Recover Unsaved Documents, với Excel 2010 thì chọn Recover Unsaved Workbooks còn PowerPoint 2010 là Recover Unsaved Presentations:
Khi sử dụng tính năng này, thư mục lưu trữ các bản nháp – Draft của file văn bản sẽ được hiển thị. Bạn hãy tìm đến đúng file cần sử dụng và chọn Open, khi tìm được file dữ liệu bạn cần thì hãy Save As vào thư mục làm việc của bạn trên máy tính. Lưu ý rằng thư mục lưu trữ file nháp đó có địa chỉ khác nhau, tùy vào từng hệ điều hành:
Trên Windows Vista/7/8: C:\Users\User_Name\AppData\Local\Microsoft\Office\UnsavedFiles
Windows XP: C:\Documents and Settings\User_Name\Local Settings\Application Data\Microsoft\Office\UnsavedFiles
Một lưu ý nữa đi kèm là các bạn tuyệt đối không nên thay đổi đường dẫn lưu file nháp này của Microsoft Office, và thông thường các file nháp này sẽ được lưu trong vòng tối đa là 4 ngày kể từ thời gian khởi tạo.
Thiết lập AutoSave và AutoRecover trong Office:
Để kích hoạt hoặc tùy chỉnh các tính năng này, các bạn làm theo bước chọn File > Option > Save
Các bạn nhớ đánh dấu tích vào cả 2 ô: Save AutoRecover… và điền số phút (thời gian Office sẽ tự lưu văn bản của bạn mà không cần phải bấm Ctrl + S) và Keep the last… Chúc các bạn thành công!
Phân biệt hàng Freehand Và Nominated trong xuất nhập khẩu
Freehand và nominated (hàng thường và hàng chỉ định) là hai thuật ngữ thường được [...]
Các loại phụ phí cơ bản hãng tàu thu của một lô hàng xuất nhập khẩu
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa nắm hết một số loại phụ phí khi xuất [...]
Tìm hiểu về ủy thác nhập khẩu trong xuất nhập khẩu
Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng [...]
Tháp nhu cầu Maslow trong việc thúc đẩy chất lượng làm việc nhân sự
Tháp nhu cầu Maslow là một trong những mô hình thể hiện diễn biến tâm lý [...]
Mô tả công việc của Content Writer trong doanh nghiệp
Content Writer là gì? Nội dung bài viết Content Writer là gì?Bản mô tả công [...]
Vai trò quan trọng của kế toán quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Kế toán quản trị hàng tồn kho khá phổ biến ở trong các doanh nghiệp [...]
Tìm hiểu về những chi phí dùng để tính giá gốc hàng tồn kho
Một trong những tài sản được hạch toán vào báo cáo tài chính của một [...]
Những sai lầm không được mắc phải khi quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, dòng tiền được coi là giá trị cốt [...]
Tìm hiểu về phương thức thanh toán nhờ thu(Collection of Payment) trong xuất nhập khẩu
Ngoài phương thức thanh toán khá phổ biến hiện nay như thanh toán thư tín [...]
Tìm hiểu về seal và tầm quan trọng của seal trong xuất nhập khẩu
Tìm hiểu về seal và tầm quan trọng của seal trong xuất nhập khẩu Nội [...]
Khái niệm Talent Acquisition Business Partner trong thị trường tuyển dụng
Talent Acquisition Business Partner (TABP) là khái niệm mới tại thị trường tuyển dụng Việt [...]
Bí quyết quản lý thời gian cho nhà quản trị dự án
Kỹ năng quản lý thời gian là một trong những bí quyết mà nhà quản [...]