Bạn có thể bắt lời với một ai đó rất nhanh nhưng bạn có thể giữ họ ở lại trò chuyện với bạn lâu hơn hay không mới là vấn đề. Với kinh nghiệm của mình. Hướng Nghiệp tin chắc rằng những bạn mới bắt đầu bán hàng sẽ còn thiếu tự tin và kỹ năng giao tiếp còn hạn chế. Để trở thành một người bán hàng giỏi, hãy đọc 6 kỹ năng cơ bản khi giao tiếp với khách hàng. Đừng xem thường nó nếu bạn không muốn hối hận.
1. Thể hiện mối quan tâm chân thành
Khi nói chuyện với bất kỳ một ai đó, sự chân thành của bạn sẽ luôn khiến người ta cảm thấy được trân trọng, được chú ý. Bạn có thể đang nói chuyện với họ ở một nơi đông đúc nhưng đừng bận tâm đến xung quanh hãy chăm chú nghe họ nói và hãy dành toàn bộ sự chú ý cho họ. Hoặc nếu bạn cảm thấy bị làm phiền thì hãy nhắc họ ra 1 chỗ yên tĩnh hơn để nói chuyện chứ đừng đứng nói chuyện với họ mà lại tập trung sang một chỗ khác. Bạn hãy đặt mình vào vị trí của họ và cố gắng nhìn nhận vấn đề trong hoàn cảnh của họ. Bạn cũng có thể đặt một vài câu hỏi để họ giải thích cho bạn hiểu vấn đề hơn. Hãy chia sẻ với họ theo những suy nghĩ và trải nghiệm của bạn
2. Câu thần chú
“Hãy nói tôi nghe” hãy sử dụng câu nói này một cách hợp lý trong mọi hoàn cành để khách hàng có thể chia sẻ những câu chuyện và trải nghiệm của họ. Và hãy tránh các câu hỏi dạng “Có hoặc Không”. Chỉ nên sử dụng các câu hỏi mở sau đó lắng nghe và trả lời từ phía đối phương. VD: ” Hãy nói tôi nghe bạn cảm thấy dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO của chúng tôi như thề nào ? “
3. Nhắc tên người đối diện
Tên của một người đối với họ mà nói, là một thứ âm thanh quan trọng nhất, dễ chịu nhất trong tất cả các ngôn ngữ. Bất kỳ ai mà bạn quen biết họ đều cảm thấy ấn tượng và tự hào nếu bạn nhớ tên họ. Nhiều người vẫn gặp khó khăn ở khả năng ghi nhớ nhưng bạn hoàn toàn có thể luyện tập. Luyện tập một cách thường xuyên bạn sẽ cải thiện được nhiều đấy. Trong cuộc trò chuyện bạn hãy nhắc lại tên họ một vài lần điều này sẽ giúp bạn nhớ tên của họ và cũng khiến họ có cảm giác thân quen hơn.
4. Ủng hộ hết lòng
Khi ai đó có cùng quan điểm với bạn thì một sự kết nối được tạo ra. Và bỗng nhiên bạn nhận ra giữa bạn và đối phương có điểm chung gì đó. Tuy nhiên, một mối quan hệ bền vững và chuyên nghiệp nhất sẽ bộc lộ cả sự tôn trọng và khâm phục ngay cả khi bất đồng quan điểm. Vị tha và tôn trọng những người khác, đặc biệt là khi họ không đồng tình với bạn là một điều thiết yếu cho một hợp tác thành công. Còn nếu bạn không đồng ý với ý kiến của ai đó hãy nhẹ nhàng đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi để họ trình bày quan điểm của họ cho bạn nghe.
5. Nói ít , lắng nghe nhiều
Khi ai đó nói chuyện với bạn, hãy hết sức lắng nghe họ. Gật đầu, giao tiếp với họ bằng ánh mắt, và nhập tâm vào câu chuyện của họ. Việc bạn chú ý lắng nghe sẽ tạo niềm tin và sẽ giúp bạn xây dựng một mối quan hệ chuyên nghiệp. Kèm theo đó là những câu hỏi liên quan đến vấn đề đang được nhắc tới cũng thể hiện sự quan tâm của bạn về vấn đề đó. Nếu có chỗ không hiểu, đừng ngại hỏi chi tiết hơn.
Ví dụ: “Nếu tôi nghe không nhầm thì bạn đang nói về… Đúng không?” Tốt hơn hết, bạn nên chắc chắn về những gì mình nắm được, còn hơn là đánh liều để nhận một cuộc thương lượng không thành công.
Lắng nghe người khách nói chính là kỹ năng để bạn có thể học cách thấu hiểu người khách, thấu hiểu được khách hàng của bạn. Bạn là một người bán hàng thông minh thì bạn sẽ luôn biết cách lắng nghe khách hàng để tìm cách giải quyết vấn đề cho họ, những mối quan tâm của họ. Đây chính là yếu tố quan trọng tạo nên một người bán hàng thành công.
6. Đừng ngắt lời hay chuyển chủ đề
Nhiều người với tính cách quả quyết khi nói chuyện thường hay ngắt lời người khác. Đó không phải là một thói quen tốt mặc dù bạn hoàn toàn không có ý xấu. Nhưng người đối diện bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đang tỏ ra “cái gì cũng biết” hoặc bạn đang bận chuyện gì đó.
Thậm chí họ có thể sẽ nghĩ bạn đang đặt điều về mình. Vì vậy hãy luôn luôn để người nói chuyện với bạn có đủ thời gian trình bày hết ý kiến của họ trước khi bạn đưa ra những ý kiến, nhận xét. Sự kiên nhẫn và chân thành của bạn trong cuộc trò chuyện sẽ được đánh giá rất cao và được trân trọng hơn bất cứ thứ gì.
Hãy trở thành một người bán hàng biết lắng nghe, biết thấu hiểu chắc chắn bạn sẽ bán hàng thành công!
Kế toán vận tải và logistics mảng đường biển
Đối với công việc của kế toán vận tải và logistics mảng đường biển sẽ [...]
Bốn bước xây dựng chiến lược nhân sự dài hạn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chiến lược nhân sự là gì? Chiến lược nhân sự bao gồm các chiến lược trong [...]
Những vấn đề không thể cho qua để đạt được quy trình đào tạo nhân sự thành công
Quy trình đào tạo nhân sự cần đầu tư kỹ lưỡng, giúp nhân sự nâng cao [...]
Phí vệ sinh container – Cleaning container fee trong xuất nhập khẩu là gì ?
Trong xuất nhập khẩu hay vận chuyển hàng hóa bằng container thì chúng ta thường bắc gặp [...]
Khái Niệm MTO, ETO, ATO, MTS trong xuất nhập khẩu ?
Một số bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu vẫn đang mơ hồ về các [...]
Yếu tố đào tạo doanh nghiệp thành công và vai trò của lãnh đạo
Việc xây dựng vai trò của lãnh đạo cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ [...]
ETD và ETA trong xuất nhập khẩu? Các cách hạn chế rủi ro trong vận chuyển hàng hóa như thế nào ?
Hai từ ETD và ETA là các thuật ngữ quen thuộc với các bạn ngành [...]
” Tuyệt chiêu” quản lý nhân sự hiệu quả mà HR nào cũng phải biết
Bộ phận Nhân sự (HR) của công ty bạn đã có đủ kỹ năng quản lý [...]
Quy trình nhờ thu kèm chứng từ D/A và D/P trong xuất nhập khẩu
Việc thanh toán nhờ thu kèm chứng từ là phương thức mà người xuất khẩu sử [...]
Chứng từ kế toán và các loại thường gặp hiện nay
Là kế toán, hàng ngày bạn phải đối mặt với rất nhiều loại chứng từ [...]
Khái niệm Notify Party trong xuất nhập khẩu
Thông thường dòng chữ ” Notify Party” thường hay được tìm thấy trong vận đơn ( Bill [...]
Đào tạo nội bộ góp phần tăng sức mạnh toàn diện cho doanh nghiệp
Hoạt động đào tạo nội bộ mang lại cho nhà tuyển dụng và nhân viên [...]