Con đường dẫn đến thành công của người khổng lồ trong lĩnh vực thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba chứa đựng nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị dành cho các nhà khởi nghiệp.
Những bài học sau đây được rút ra từ cuốn Alibaba’World (tạm dịch: Thế giới của Alibaba) của tác giả Porter Erisman. Cuốn sách này là một lựa chọn thú vị cho những ai quan tâm đến cách thức tạo nên tên tuổi và tầm ảnh hưởng lên toàn cầu từ một dự án khởi nghiệp.
1. Đừng để bị trì hoãn bởi thất bại
Mọi người đều biết đến Alibaba, hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới mà Jack Ma thành lập, nhưng không nhiều người biết đến trang ChinaPages, dự án khởi nghiệp trực tuyến, đã hoàn toàn thất bại trước khi ông cho ra đời ý tưởng về Alibaba.
Ngày nay, khi đã thành công rực rỡ, cũng không còn mấy ai nhớ đến nhiều nỗ lực bất thành của Alibaba trong những ngày đầu bước chân vào thị trường tìm kiếm trực tuyến.
Những người thành công hoặc công ty thành công đều có thể thất bại, thậm chí là rất thường xuyên. Jack Ma thành công rất nhiều, nhưng cũng thất bại không ít. Và gần như mọi người đều quên rằng ông đã từng trượt đại học đến 2 lần.
Thất bại là “chướng ngại” chắc chắn phải gặp trên hành trình khởi nghiệp. Nhưng nếu muốn thành công bền vững, nhà khởi nghiệp phải tin tưởng rằng giấc mơ của mình sẽ thành sự thật.
2. Chuẩn bị cho mùa Đông ngay từ khi còn Hè
Vào năm 2000, Alibaba không quá cần tiền vì họ đã huy động được nguồn vốn và cổ phiếu Internet đang ở mức cao. Tuy vậy, để chắc chắn rằng Alibaba được bảo vệ tối đa, Jack Ma vẫn quyết định huy động thêm nguồn vốn từ Softbank.
Các công ty khởi nghiệp không nhất thiết phải chấp nhận tất cả các nguồn đầu tư một cách mù quáng, mà điều quan trọng là phải giữ cho doanh nghiệp luôn an toàn, và tự đặt ra giả định rằng thị trường có thể thay đổi. Sau đó một vài tháng, bong bóng Internet bị vỡ, các nguồn đầu tư vào khởi nghiệp cạn kiệt. Giả sử Jack Ma không huy động vốn từ Softbank vì tính “lo xa”, rất có thể Alibaba sẽ khó thể “sống sót” trong những ngày khó khăn đó.
3. Biến điểm mạnh của đối thủ thành điểm yếu
Khi trở thành đối thủ cạnh tranh với eBay, Alibaba gần như không thể đọ nổi về mặt truyền thông – tiếp thị. Nhưng đổi lại, Alibaba đã thu được lợi ích từ chính tài nguyên của đối thủ: Mỗi khi eBay nói về cách thức để đánh bại Alibaba, độ nhận diện thương hiệu của Alibaba dần gia tăng.
Dĩ nhiên, để làm được điều này, bạn cũng phải đảm bảo rằng, sản phẩm/dịch vụ của mình tốt hơn của đối thủ, và có một nền tảng tốt để không bị truyền thông “bới móc”, giống như Alibaba ở giai đoạn đó.
Khi có được một đối thủ cạnh tranh sở hữu tầm ảnh hưởng lớn, bạn hoàn toàn có thể tận dụng nguồn lực truyền thông – tiếp thị của họ, để mang về lợi ích cho mình.
4. Đội ngũ giỏi không phải là một tập hợp những sơ yếu lý lịch ấn tượng
Jack Ma thường nói nửa đùa nửa thật rằng, những người xây dựng nên Alibaba vốn không thông minh. Chính bản thân Jack Ma – một giáo viên Anh ngữ – cũng có rất ít khả năng trở thành một CEO công nghệ giỏi. Những nhà đồng sáng lập khác của Alibaba cũng tương tự như vậy.
Sau khi sa thải những nhà lãnh đạo này, những người đồng sáng lập ban đầu tiếp tục quản lý Alibaba và mọi thứ trở nên suôn sẻ hơn, bất chấp việc họ không có nhiều thành tích hoặc bằng cấp ấn tượng.Ban đầu, Jack Ma phạm sai lầm khi tuyển dụng hàng loạt nhà quản lý có sơ yếu lý lịch cực kỳ “lung linh”, và cả những người tốt nghiệp các trường đại học thuộc nhóm Ivy League (sinh viên của nhóm trường Ivy League thường được xem là những người có trình độ xuất sắc). Tuy nhiên, những người này lại không phối hợp làm việc tốt với nhau.
Do đó, kinh nghiệm của Alibaba là, khi tuyển người cho dự án khởi nghiệp, hãy chọn những người phù hợp với văn hóa công ty, chứ không phải những người có thành tích xuất chúng.
Quả thật, trong nhiều trường hợp, một nhóm sinh viên vừa tốt nghiệp đại học cộng đồng có thể làm việc với nhau hiệu quả hơn một nhóm cựu sinh viên của Ivy League – những người khó thể tìm được tiếng nói chung khi điều hành công ty.
5. Đề cao tinh thần chia sẻ
Như mọi dự án khởi nghiệp khác, Alibaba ban đầu chỉ là một công ty nhỏ. Nhưng vào năm 2007, khi đã sẵn sàng IPO Alibaba.com, ban lãnh đạo đã thuê cả một hội trường lớn để có đủ chỗ ngồi cho tất cả các nhân viên, đồng thời cũng là cổ đông của công ty.
Jack Ma biết rằng, nhân viên sẽ làm việc chăm chỉ hơn khi được sở hữu cổ phần của công ty, hoặc chí ít công ty cũng nên cho họ cơ hội phấn đấu để được sở hữu cổ phần.
Sự hào phóng này không những không khiến ông nghèo đi, mà thậm chí còn giàu hơn nữa vì toàn thể nhân viên đều hết mực trung thành và làm việc với năng suất cao hơn. Vì vậy tinh thần chia sẻ trở thành một trong những bài học khởi nghiệp đáng giá nhất của Alibaba.
Phân biệt hàng Freehand Và Nominated trong xuất nhập khẩu
Freehand và nominated (hàng thường và hàng chỉ định) là hai thuật ngữ thường được [...]
Các loại phụ phí cơ bản hãng tàu thu của một lô hàng xuất nhập khẩu
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa nắm hết một số loại phụ phí khi xuất [...]
Tìm hiểu về ủy thác nhập khẩu trong xuất nhập khẩu
Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng [...]
Tháp nhu cầu Maslow trong việc thúc đẩy chất lượng làm việc nhân sự
Tháp nhu cầu Maslow là một trong những mô hình thể hiện diễn biến tâm lý [...]
Mô tả công việc của Content Writer trong doanh nghiệp
Content Writer là gì? Nội dung bài viết Content Writer là gì?Bản mô tả công [...]
Vai trò quan trọng của kế toán quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Kế toán quản trị hàng tồn kho khá phổ biến ở trong các doanh nghiệp [...]
Tìm hiểu về những chi phí dùng để tính giá gốc hàng tồn kho
Một trong những tài sản được hạch toán vào báo cáo tài chính của một [...]
Những sai lầm không được mắc phải khi quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, dòng tiền được coi là giá trị cốt [...]
Tìm hiểu về phương thức thanh toán nhờ thu(Collection of Payment) trong xuất nhập khẩu
Ngoài phương thức thanh toán khá phổ biến hiện nay như thanh toán thư tín [...]
Tìm hiểu về seal và tầm quan trọng của seal trong xuất nhập khẩu
Tìm hiểu về seal và tầm quan trọng của seal trong xuất nhập khẩu Nội [...]
Khái niệm Talent Acquisition Business Partner trong thị trường tuyển dụng
Talent Acquisition Business Partner (TABP) là khái niệm mới tại thị trường tuyển dụng Việt [...]
Bí quyết quản lý thời gian cho nhà quản trị dự án
Kỹ năng quản lý thời gian là một trong những bí quyết mà nhà quản [...]