4 kiểu phỏng vấn phổ biến và cách đối phó

Phỏng vấn tuyển dụng hiện nay là hình thức vô cùng phổ biến để đánh giá liệu các ứng viên có đáp ứng được nhu cầu của công ty đề ra hay không. Buổi phỏng vấn này sẽ là cơ hội để bạn hiểu thêm về các ứng viên và đưa ra quyết định phù hợp nhất nếu họ thực sự phù hợp với công ty của bạn.

Không có phương thức nào gọi là đúng hay sai trong quá trình này bởi mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách phỏng vấn khác nhau tùy thuộc vào tính chất công việc và văn hóa của công ty. Mỗi quá trình có những điểm riêng tùy thuộc vào các phương thức và kỹ thuật phỏng vấn được sử dụng. Tất nhiên, vẫn có những giai đoạn mà bất cứ buổi phỏng vấn nào cũng nên có để chắc chắn có được những thông tin cơ bản, đầy đủ về các ứng viên của mình.

Hôm nay, Hướng Nghiệp sẽ giới thiệu đến bạn 4 kiểu phỏng vấn phổ biến và cách đối phó một buổi phỏng vấn đánh giá ứng viên dành cho những bạn phỏng vấn xin việc không chuyên.

1) Phỏng vấn kiểu hội đồng

Đây là phương thức được các công ty ưa chuộng khi đảm bảo được tính khách quan và ứng viên được đánh giá bởi nhiều người. Tức là sẽ có khoảng 3, 4 hay 5 người phỏng vấn bạn cùng lúc. Đừng căng thẳng! Nó thật sự dễ hơn phỏng vấn 1-1 rất nhiều, vì như thi the voice chỉ cần 1 người trong số họ chọn bạn là bạn đậu. Bí quyết ở đây là phải thật tự tin, thoải mái, và đặc biệt là khi trả lời phải có eye-contact với tất cả họ nhưng hãy nhìn người đặt câu hỏi lâu tí xíu. Ngoài ra, bạn nên lên thử facebook của họ để biết tính cách mỗi người, và cố gắng trả lời vấn đề dưới nhiều góc độ để không trúng người này cũng trúng người kia.

4-kieu-phong-van-pho-bien-va-cach-doi-pho (1)

2) Phỏng vấn nhóm

Đây là một phương thức phỏng vấn ít phổ biến hơn so với phỏng vấn hội đồng, nhưng vẫn thường được sử dụng để đánh giá được nhiều ứng viên một lúc. Tức là bạn được phỏng vấn chung 1 lúc với cả nhóm ứng viên khác. Điều quan trọng phải nhớ là khiến cho mình nổi bật nhưng không lố và bốc đồng. Bạn có thể trả lời đầu tiên để tạo ấn tượng về sự chủ động, hay trả lời cuối để họ nhớ đến bạn lâu hơn, nhưng hãy luôn chuẩn bị 2 3 câu trả lời khác lạ để không đụng hàng với người khác và tuyệt đối đừng cắt lời hay nói leo ứng viên khác. Nếu bạn bị cắt lời nói leo, mình cứ bình tĩnh để họ nói rồi mình bổ sung sau, chứ không bao giờ tranh cãi vì ai bốc đồng, cắt lời là người đó mất điểm. Nếu có phần thi nhóm, hãy đặc biệt quan tâm đến việc hợp tác nhóm hơn là chứng tỏ bản thân, vì họ cần tuyển một nhân viên hòa đồng hơn là 1 siêu sao bất đồng với cả hệ thống nhân viên sẵn có.

3) Phỏng vấn 1-1

Kiểu phỏng vấn này được chia thành nhiều phương thức bao gồm:

Phỏng vấn qua điện thoại: Loại phỏng vấn này thường được thực hiện bởi một nhà quản lý chuyên về mảng tuyển dụng hay một thành viên trong bộ phận Nhân sự. Mục đích của kiểu phỏng vấn này là để ứng viên trả lời tất cả các câu hỏi được nêu ra sau khi nhà tuyển dụng đã đọc qua hồ sơ, CV. Đây là cách tốt để có thể thực hiện phỏng vấn được nhiều ứng viên chỉ trong một vài giờ. Kiểu phỏng vấn này cũng có thể được chọn như một phương cách sàng lọc ứng viên tốt.

Phỏng vấn năng lực: Khi đối diện trực tiếp với nhau trong buổi phỏng vấn, loại hình phỏng vấn năng lực được thiết kế để xác định liệu các ứng viên của bạn có khả năng và đầy đủ kinh nghiệm để thực hiện tốt công việc này hay không. Bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi về những tình huống khi họ đã hoàn thành những nhiệm vụ tương tự như công việc đang tuyển dụng. Nếu đó là những khó khăn lớn, họ đã vượt qua những điều đó như thế nào? Kinh nghiệm nào trong khoảng thời gian làm việc trước đó khiến họ tự hào nhất?

4-kieu-phong-van-pho-bien-va-cach-doi-pho (2)

Phỏng vấn tình huống: Đối với những vị trí không yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm trước đó, hình thức phỏng vấn tình huống được thiết kế để dự đoán xem ứng viên đó có thích hợp cho công việc này hay không. Các tình huống giả định được đưa ra cho các ứng viên tại chỗ, do đó bạn có thể đánh giá được hướng tư duy của mỗi ứng viên và cách họ đối phó với áp lực như thế nào. Hình thức này cũng có thể được kết hợp với quá trình kiểm tra tâm lý để có được cái nhìn tổng quát nhất.

Phỏng vấn áp lực: Một cuộc phỏng vấn gây căng thẳng được thiết kế để đặt ứng viên dưới sức ép, từ đó đánh giá phản ứng của họ. Một ví dụ là người phỏng vấn sẽ đặt ra một chủ đề gây tranh cãi và không đồng ý với bạn.

4) Phỏng vấn nhiều vòng

Cái thể loại này hành xác và gây mệt mỏi nhất. Bí quyết là bạn hãy giữ phong độ thật tốt, tránh mọi ảnh hưởng xung quanh hay sức khỏe. Và tuyệt đối phải thủ sẵn vài ba công ty khác vì sẽ rất mất thời gian nếu tuyển nhiều vòng mà rốt cuộc lại rớt. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi thì bạn hãy để lại ấn tượng tốt, vì các công ty tuyển nhiều vòng thường hay có thể gọi lại một vài ứng viên họ đã loại vì nhiều lý do khác nhau miễn bạn để lại ấn tượng tốt.

Trên đây là bài viết tổng hợp 4 kiểu phỏng vấn phổ biến và cách đối phó. Hy vọng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình phỏng vấn và tìm được công việc thích hợp. Chúc bạn thành công!

học autocad tại lam minh long bình dương
học illustrator tại bình dươn
học báo cáo tài chính doanh nghiệp tại bình dương
TRUNG TÂM TIN HỌC UY TÍN TẠI BÌNH DƯƠNG
Lịch khai giảng Chát Zalo Chát Facebook Google map 0981 550 510